Công tác đo đạc khí tượng biển

Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Tôi hiện đang tìm hiểu về điều tra, khảo sát tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên. Cụ thể Ban tư vấn cho tôi hỏi công tác đo đạc khí tượng biển được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn! Thùy An - Bình Thuận

Công tác đo đạc khí tượng biển được quy định tại Điều 12 Quy định về kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển ban hành kèm theo Thông tư 57/2017/TT-BTNMT, cụ thể: 

1. Yêu cầu chung

a) Vị trí quan trắc và đặt máy phải ở nơi thoáng, vị trí cao nhất của tàu, không bị ảnh hưởng của các vật chắn xung quanh;

b) Quan trắc viên ca sau phải kiểm tra, ghi vào sổ giao ca công việc của ca trực trước;

c) Công tác bàn giao ca phải được tiến hành trước 30 phút đầy giờ tròn;

d) Thu dọn máy móc, thiết bị, dụng cụ vật tư khi kết thúc chuyến khảo sát;

đ) Công tác xử lý số liệu và thẩm định được tiến hành lặp lại 03 lần ngay khi chuyến khảo sát kết thúc;

e) Tổng kết, đánh giá kết quả chuyến khảo sát.

2. Đo các yếu tố khí tượng

a) Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị, dụng cụ, sổ sách vào thời điểm trước giờ quan trắc 30 phút. Không sử dụng thiết bị, dụng cụ không bảo đảm kỹ thuật để tiến hành đo đạc;

b) Vận hành trạm khí tượng tự động chính thức khi tàu khởi hành đi khảo sát;

c) Theo dõi và ghi lại toàn bộ diễn biến thời tiết và tình trạng hoạt động của trạm khí tượng tự động suốt 24 giờ kể từ khi tàu bắt đầu khởi hành đi khảo sát;

d) Khởi động phần mềm hiển thị số và theo dõi, ghi lại tất cả các yếu tố đo đạc máy tính, sổ và biểu quan trắc khi tàu đến vị trí điểm đo;

đ) Tiến hành quan trắc các yếu tố khí tượng khác được quan trắc bằng mắt như mây, sóng, hiện tượng thời tiết,… mà trạm khí tượng tự động không có khả năng đo đạc;

e) Công tác đo đạc tại trạm chỉ được thực hiện khi tàu dừng hẳn tại vị trí đã được xác định trước;

g) Số liệu quan trắc phải được tiến hành xử lý sơ bộ ngay sau khi kỳ quan trắc kết thúc.

3. Thu bản đồ thời tiết

a) Bắt đầu thực hiện trước khi tàu đi khảo sát ít nhất 24 giờ;

b) Thường xuyên giữ liên lạc với cơ quan dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia và kết hợp phân tích bản đồ mới thu được làm bản tin thời tiết cho khu vực khảo sát tiếp theo, cung cấp thông tin khi đội trưởng đội khảo sát và thuyền trưởng yêu cầu;

c) Phân tích, nhận xét sơ bộ các bản đồ thu được hàng ngày và lưu trữ làm cơ sở đánh giá, phân tích làm bản tin cho các ngày hoạt động trên biển;

d) Thu dọn máy, thiết bị, dụng cụ vật tư, bảo dưỡng và bảo trì khi kết thúc chuyến khảo sát;

đ) Tổng kết, đánh giá chất lượng các bản tin và so sánh với điều kiện thời tiết cụ thể trong những ngày khảo sát trên biển;

e) Tóm tắt diễn biến thời tiết tại khu vực tiến hành khảo sát trong suốt chuyến đi.

Trên đây là tư vấn về công tác đo đạc khí tượng biển. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 57/2017/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
225 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào