Mua, bán pháo nổ dịp tết có phạm tội?
Theo quy định tại Luật Đầu tư 2014 thì pháp luật nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
- Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 Luật Đầu tư 2014;
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 Luật Đầu tư 2014;
- Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
- Kinh doanh pháo nổ.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì pháp luật hiện hành nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh pháp nổ. Đồng nghĩa, các trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển pháo nổ là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mua bán pháo nổ mà tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Cụ thể như sau:
1. Xử phạt hành chính
Trường hợp cá nhân thực hiện hành vi mua bán pháo nổ nhưng chưa đủ dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Theo đó, theo quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi mua, bán trái phép pháo, thuốc pháo.
Ngoài ra, cá nhân vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
2. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ quy định tại Điều 195 Bộ luật hình sự 2015 và Điểm a Khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì người nào buôn bán pháo nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 Bộ luật hình sự 2015 thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự vệ Tội buôn bán hàng cấm:
- Pháo nổ có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 195 Bộ luật hình sự 2015 hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 Bộ luật hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 195 Bộ luật hình sự 2015 hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 Bộ luật hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Buôn bán pháo nổ qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt:
- Đối với cá nhân phạm tội: Tùy vào từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội mua bán pháo nổ có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Đối với pháp nhân thương mạ phạm tội: Tùy vào từng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà pháp nhân phạm tội mua bán pháo nổ có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
Ngoài ra, pháp nhân thương mạ phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy: Đối với trường hợp em trai bạn là cá nhân có hành vi mua một số lượng lớn pháo nổ về để bán lại mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự vệ Tội buôn bán hàng cấm thì có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm (hình phạt chính). Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (hình phạt bổ sung).
Trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?