Cấu thành tội phạm của Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Luật sư cho hỏi: Một người có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản sẽ có thể bị cơ quan công an truy cứu trách nhiệm hình sự, điều tra, xét xử về tội chiếm giữ trái phép tài sản người khi có các dấu hiệu nào?

Tại Điều 172 Bộ luật hình sự 2015 và Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định như sau:

"Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

...

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

...

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

...

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng."

Như vậy: Căn cứ quy định trên đây thì có thể xác định cấu thành tội phạm của Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản cụ thể như sau:

1. Về mặt khách quan của tội phạm:

- Về hành vi: Người phạm tội có hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác.

Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác ở đây có thể được hiểu là hành vi của người phạm tội lợi dụng sơ hở của chủ sở hữu, người quản lý tài sản hoặc lợi dụng hoàn cảnh khách quan để chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai trước họ và những người khác chứng kiến sự việc (nếu có).

Hoàn cảnh khách quan ở đây có thể là thiên tai (hạn hán, lũ lụt, bão,...); hỏa hoạn; tai nạn,...

- Về mặt hậu quả: Tài sản của người khác bị người phạm tội chiếm đoạt trái pháp luật.

2. Về mặt chủ quan của tội phạm:

- Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý trực tiếp.

Theo đó, người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của người khác, đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị người phạm tội khai thác giá trị sử dụng trái pháp luật nhằm vụ lợi và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

- Mục đích của hành vi phạm tội: Nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác trái pháp luật.

3. Mặt khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến quyền ở hữu tài sản hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ.

4. Về mặt chủ thể của tội phạm:

Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.

Hình phạt đối với người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Tùy vào trừng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm (Đây là hình phạt chính).

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (Đây là hình phạt bổ sung).

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Tội phạm
Hỏi đáp mới nhất về Tội phạm
Hỏi đáp Pháp luật
Người không quốc tịch có bị trục xuất khi phạm tội không​? Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội bị bắt buộc chữa bệnh chết thì phải giải quyết như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chấp hành xong hình phạt tù được phép vay vốn tối đa bao nhiêu để đào tạo nghề?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân đi tù có được làm căn cước công dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nên làm gì khi gặp kẻ tình nghi bị truy nã? Bắt người bị truy nã có phải là biện pháp ngăn chặn?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có được xuất cảnh không?
Hỏi đáp pháp luật
Phân biệt tội phạm có tổ chức và phạm tội có tổ chức?
Hỏi đáp pháp luật
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Truy nã tội phạm là gì? Ai có thẩm quyền truy nã tội phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội có thể được khoan hồng trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội phạm
Thư Viện Pháp Luật
978 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội phạm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào