Cấu thành tội phạm của tội giết người
Tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:
"Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
...
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm."
Như vậy: Căn cứ quy định trên đây thì có thể xác định cấu thành tội phạm của Tội giết người cụ thể như sau:
1. Về mặt khách quan của tội phạm:
- Về hành vi: Người phạm tội dùng mọi thủ đoạn nhằm tước đoạt mạng sống của người khác. Hành vi này có thể được thể hiện dưới hai dạng hành vi khác nhau là hành vi hành động và hành vi không hành động, cụ thể như sau:
+ Đối với hành vi hành động: Người phạm tội cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
+ Đối với hành vi không hành động: Người phạm tội không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
- Về mặt hậu quả: Tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt mạng sống của người khác (Mục đích của người phạm tội là tước đoạt mạng sống của người khác, nhưng việc người đó không chết là nằm ngoài mục đích của người phạm tội).
2. Về mặt chủ quan của tội phạm:
- Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý, bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp.
Theo đó, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì cố ý phạm tội trực tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Còn cố ý phạm tội gián tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
- Mục đích: Nhằm tước đoạt mạng sống của người khác.
3. Mặt khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của con người được pháp luật hình sự bảo vệ; quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.
4. Về mặt chủ thể của tội phạm:
Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
Hình phạt đối với người phạm tội giết người:
Tùy vào trừng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội giết người có thể bị phạt tù từ 07 năm đến đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (Đây là hình phạt chính).
Đối với trường hợp người chuẩn bị phạm tội giết người thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (Đây là hình phạt chính).
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm (Đây là hình phạt bổ sung).
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tội phạm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải quyết toán thu nhập toàn cầu nếu người nước ngoài là cá nhân cư trú trong năm?
- Danh sách 17 ngân hàng cho vay hỗ trợ nhà ở từ ngày 1/1/2025?
- Bộ đề thi cuối kì 1 Tiếng anh 4 Global success có đáp án năm 2024-2025?
- Mẫu lịch để bàn năm 2025? Hướng dẫn việc ghi thông tin trên xuất bản phẩm đối với lịch để bàn hiện nay?
- Người quản lý doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?