Mua bán thai nhi có phạm tội không?
Trong trường hợp này đường dây mua bán trẻ em và kể cả người mẹ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội mua bán người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 151 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
...
Như vậy, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này cơ quan có thẩm quyền sẽ phải xác định được thời điểm từ khi đứa trẻ được sinh ra thì tồn tại hành vi giao nhận đứa trẻ, trả tiền, tức là có lợi ích kinh tế. Trường hợp chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi vì mục đích nhân đạo thì không phạm tội. Mục đích nhận đạo ở đây được hiểu là sự tự nguyện, không vì lợi ích kinh tế hoặc lợi ích khác. Việc thỏa thuận mua bán bào thai thì là hiện tượng phát sinh trong xã hội, luật hình sự chưa quy định là tội phạm nên chỉ khi đứa bé sinh ra và có hành vi mua bán thì người thực hiện mới bị coi là tội phạm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?