Tổ chức đưa người ra nước ngoài mang thai hộ bị xử lý thế nào?

Dạo gần đây khi xem trên các trang báo tôi thấy xảy ra tình trạng mang thai hộ vì mục đích thương mại khá nhiều. Không chỉ tồn tại ở một cá nhân mà có cả một tổ chức, một đường đây đưa người ra nước ngoài mang thai hộ, vì cần tiền mà họ bất chấp tất cả, không cần biết đến hệ quả sẽ ra sao và cái thai đó, đứa bé đó sẽ như thế nào. Đây là một hành động đáng lên án, cần phải ngăn chặn ngay. Do đó, mà tôi muốn hỏi Ban biên tập: Tổ chức đưa người ra nước ngoài mang thai hộ bị xử lý thế nào? Vấn đề này được quy định tại đâu?

Tại Khoản 22, Khoản 23 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định:

- Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

- Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

Theo đó, thì pháp luật nước ta cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nhưng phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 95 Luật hôn nhân gia đình 2014.

** Tuy nhiên, vấn đề là một số người vì lợi nhuận vì tiền trước mắt mà mà tình nguyện để mình mang thai hộ, lúc này thì việc mang thai hộ hoàn toàn trái với quy định của pháp luật vì nhằm mục đích thương mại. Đối với tổ chức đứng ra làm môi giới như thế sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại theo Điều 187 Bộ luật Hình sự 2015:

- Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

=> Hiện tại, vấn đề mà bạn có nhắc đến cơ quan công an vẫn còn đang điều tra, do đó mà chúng tôi thông tin đến bạn khung hình phạt của những đối tượng đó bên cạnh việc xử phạt hành chính thì có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm. Đồng thời, còn áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng và chúc sức khỏe!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
350 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào