Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc bảo hiểm xã hội Việt Nam
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định tại Điều 5 Quy chế làm việc của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1760/QĐ-BHXH năm 2012 như sau:
- Chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về kết quả thực hiện công việc được giao; thực hiệu đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
- Những việc phát sinh vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc phụ trách cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết; không chuyển công việc thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của đơn vị mình sang đơn vị khác hoặc lên lãnh đạo Ngành; không giải quyết công việc thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của đơn vị khác.
- Đề xuất ý kiến, dự thảo văn bản trình Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc phụ trách giải quyết đúng pháp luật và thẩm quyền quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về đề xuất của mình. Được tham gia các cuộc họp liên quan đến nhiệm vụ đơn vị. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm thông báo nội dung giao ban hàng tháng hoặc ý kiến chỉ đạo của Tổng Giám đốc đến toàn thể cán bộ, viên chức của đơn vị.
- Chủ động phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị khác để xử lý những vấn đề có liên quan đến những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc thực hiện những nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc phụ trách giao; ký thừa lệnh một số văn bản hướng dẫn nghiệp vụ; trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Giám đốc về nội dung công việc thực hiện. Đối với đơn vị chưa có cấp trưởng, thì cấp phó được giao phụ trách ký thay văn bản ký thừa lệnh Tổng Giám đốc.
- Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện Quy chế làm việc trong đơn vị theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam; phần công công việc cho cấp phó, trưởng phòng hoặc CB, CC, VC (đối với đơn vị không có cấp phòng) thuộc quyền quản lý.
- Khi vắng mặt khỏi cơ quan phải ủy quyền cho 01 Phó Thủ trưởng đơn vị quản lý, điều hành; Người được ủy quvền chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị, Tổng Giám đốc và trước pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị trong thời gian được ủy quyền.
Trường hợp đi công tác dưới 02 ngày phải báo cáo và được sự đồng ý của Phó Tổng Giám đốc phụ trách và phải ghi vào lịch công tác tuần; từ 02 ngày trở lên phải báo cáo Tổng Giám đốc bằng văn bản, nêu rõ nội dung công tác, thời gian, địa điểm và thông báo cho Chánh Văn phòng; kết thúc đợt công tác phải báo cáo Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc phụ trách về kết quả công tác.
- Lãnh đạo công chức, viên chức đơn vị chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Quy chế của BHXH Việt Nam, các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở.
Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc bảo hiểm xã hội Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1760/QĐ-BHXH năm 2012.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?