Việc tự bảo vệ quyền dân sự của công dân được quy định như thế nào?
Việc tự bảo vệ quyền dân sự của công dân được quy định tại Điều 12 Bộ luật Dân sự 2015 với nội dung như sau:
Việc tự bảo vệ quyền dân sự phải phù hợp với tính chất, mức độ xâm phạm đến quyền dân sự đó và không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Cụ thể, các nguyên tắc này là:
- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
- Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Trên đây là nội dung trả lời về việc tự bảo vệ quyền dân sự của công dân. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Bộ luật Dân sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam như thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ của doanh nghiệp viễn thông di động từ ngày 25/12/2024?
- Tình dục an toàn và đồng thuận là gì? Các nội dung cần tư vấn về tình dục an toàn và đồng thuận cho trẻ vị thành niên, thành niên?
- Cách ghi Mẫu biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính theo Thông tư 30?
- Cục Hàng không Việt Nam ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050?