Những trường hợp không được hưởng chế độ tai nạn lao động
CCPL: Điều 40 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, Điều 11 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Điều 40 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định rõ các trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
Điều 11 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động và giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp cá biệt:
Các trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động và một số trường hợp cá biệt quy định tại Điều 40 của Luật An toàn, vệ sinh lao động về, như sau:
1. Đối với trường hợp người lao động sau khi về hưu mới đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động thì người sử dụng lao động nơi người bị tai nạn lao động lập thủ tục hồ sơ theo quy định chuyển cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi chi trả lương hưu và trong trường hợp này hồ sơ không gồm sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp đơn vị đang làm thủ tục giải thể thì Hội đồng giải thể có trách nhiệm lập thủ tục hồ sơ; nếu đơn vị đã giải thể thì cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp chịu trách nhiệm lập thủ tục hồ sơ.
2. Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì đơn vị nơi phân công nhiệm vụ, công việc cho người lao động khi chịu trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn trên đường đi từ nơi làm việc của đơn vị này đến nơi làm việc của đơn vị khác mà được xác định là tai nạn lao động, thì đơn vị nơi người lao động đến làm việc được xác định là đơn vị nơi người lao động bị tai nạn lao động và người sử dụng lao động của đơn vị đó phải chịu trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động cho người lao động.
4. Tai nạn do các yếu tố bệnh lý trong quá trình lao động thì căn cứ kết quả điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động sau khi được thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt để giải quyết chế độ cho người lao động.
5. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian không đăng ký đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết quyền lợi đối với người lao động theo Khoản 4 Điều 39 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
...
Trên đây là nội dung tư vấn về những trường hợp không được hưởng chế độ tai nạn lao động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?
- Đảo Phú Quốc có hình dạng gần giống như hình nào? Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất tỉnh Kiên Giang đúng không?
- Các trường hợp không được hoàn thuế GTGT dự án đầu tư từ ngày 01/7/2025?