Có phải làm lại CMND khi phẩu thuật thẩm mỹ?
Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :
a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Theo đó, người có thay đổi về đặc điểm nhận dạng do phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh hình hoặc vì lý do khác đã làm thay đổi hình ảnh hoặc đặc điểm nhận dạng của họ thì sẽ thực hiện thủ tục cấp đổi CMND.
Thủ tục cấp đổi CMND:
- Đơn đề nghị theo mẫu
- Hộ khẩu thường trú
- Kê khai tờ khai cấp CMND
- Lăn tay, chụp ảnh hoặc công dân nộp ảnh theo quy định
- Nộp CMND cũ
Luật Căn cước công dân 2014 quy định: Kể từ ngày 01/01/2020 mọi công dân đều phải sử dụng thẻ Căn cước công dân và loại giấy tờ này sẽ có giá trị thay thế Chứng minh nhân dân hiện tại. Vì vậy, để tránh phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính về sau này, kể từ thời điểm này, bạn nên làm thủ tục cấp đổi Căn cước công dân thay vì đăng ký cấp đổi CMND như trước kia.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?