Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về giám định tư pháp
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về giám định tư pháp được quy định tại Điều 43 Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004 như sau:
1. Ban hành hoặc soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giám định tư pháp và hướng dẫn thi hành các văn bản đó.
2. Cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc.
3. Ban hành và hướng dẫn sử dụng các mẫu văn bản giám định tư pháp.
4. Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật cần thiết cho giám định viên tư pháp; phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cần thiết cho giám định viên tư pháp.
5. Thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về giám định tư pháp.
6. Tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp.
Trên đây là nội dung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về giám định tư pháp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?