Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp
Theo quy định tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì:
1. Định nghĩa bệnh
Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp là bệnh đục thể thủy tinh do tiếp xúc với bức xạ ion hóa hoặc bức xạ không ion hóa trong môi trường lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Bức xạ ion hóa, bức xạ tử ngoại nhân tạo, bức xạ nhiệt, vi sóng trong môi trường lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
- Tiếp xúc bức xạ ion hóa;
- Luyện cán thép, sử dụng laser, thợ hàn;
- Làm việc tại trạm rada, trạm thu phát sóng phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin liên lạc, dây tải điện cao áp, lò đốt sóng cao tần, đèn khử trùng;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với bức xạ ion hóa, bức xạ tử ngoại nhân tạo, bức xạ nhiệt, vi sóng.
4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
Bức xạ ion hóa, bức xạ tử ngoại nhân tạo, bức xạ nhiệt, vi sóng vượt quá giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép đối với mắt theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu
- Bức xạ tử ngoại, bức xạ nhiệt là 12 tháng;
- Bức xạ ion hóa và vi sóng không quy định.
6. Thời gian bảo đảm
- Đục thể thủy tinh do bức xạ tử ngoại, bức xạ nhiệt, vi sóng: 15 năm;
- Đục thể thủy tinh do bức xạ ion hóa: 5 năm.
7. Chẩn đoán
7.1. Triệu chứng cơ năng
Có thể có các triệu chứng:
- Thị lực bình thường hoặc giảm;
- Lóa mắt;
- Nhìn thấy chấm đen trước mắt di động theo vận động nhãn cầu;
- Nhìn thấy hai hình.
7.2. Triệu chứng thực thể
Đục thể thủy tinh tùy theo mức độ đục có biểu hiện như sau:
a) Giai đoạn đầu
Có thể có biểu hiện sau:
- Xuất hiện những vẩn đục nhỏ ở phần vỏ xung quanh thể thủy tinh, các chấm đục có thể kết lại thành đám vẩn đục hình vành khăn, hình nêm, chiều rộng của vòng đục lớn nhất <1/3 bán kính thể thủy tinh hoặc tổng phần đục vỏ ít hơn 1/4 chu vi thể thủy tinh;
- Những điểm vẩn đục nhỏ nằm ở dưới bao sau, cực sau;
- Thị lực không bị ảnh hưởng.
b) Giai đoạn hai
Những tổn thương thể thủy tinh ở giai đoạn đầu tiến triển hơn, có thể có những biểu hiện sau:
- Những vẩn đục nhỏ ở phần vỏ xung quanh thể thủy tinh kết lại với nhau thành hình vành khăn, hình tròn, phạm vi đục từ 1/3 đến < 2/3 bán kính thể thủy tinh hoặc tổng phần đục vỏ từ 1/4 đến 1/2 chu vi thể thủy tinh;
- Khu vực nhân phôi hoặc nhân trưởng thành có thể vẩn đục không hoàn toàn hoặc hoàn toàn;
- Những vẩn đục nhỏ dưới bao sau phát triển thành đục hình đĩa, đan xen vào phần vỏ. Có thể kèm theo những chấm đục ở vùng dưới bao trước;
- Thị lực bình thường hoặc giảm ít.
c) Giai đoạn ba
Có thể có những biểu hiện sau:
- Phạm vi vẩn đục của vùng vỏ xung quanh thể thủy tinh ≥ 2/3 bán kính thể thủy tinh hoặc tổng phần đục vỏ lớn hơn 1/2 chu vi của thể thủy tinh;
- Bên trong nhân phôi hoặc nhân trưởng thành có thể xuất hiện những vẩn đục kết thành hình cánh hoa hoặc hình đĩa;
- Những vẩn đục ở dưới bao sau hình đĩa phát triển lớn hơn và mỏng dần hướng về xích đạo thể thủy tinh;
- Thị lực giảm nhiều.
8. Tiến triển, biến chứng
- Glocom;
- Viêm màng bồ đào.
9. Chẩn đoán phân biệt
- Đục thể thủy tinh do tuổi già;
- Đục thể thủy tinh do dùng thuốc như corticosteroid, phenothiazin, amidazon;
- Đục thể thủy tinh do bệnh tại mắt: thường gặp là đục thể thủy tinh do viêm màng bồ đào, đục thể thủy tinh do Glocom;
- Đục thể thủy tinh do chấn thương: sau chấn thương đụng dập vào mắt, sau chấn thương xuyên nhãn cầu;
- Đục thể thủy tinh do rối loạn chuyển hóa: bệnh đái tháo là nguyên nhân rối loạn chuyển hóa thường gặp nhất gây đục thể thủy tinh. Cần khai thác kỳ tiền sử bệnh và xét nghiệm đường máu;
- Đục thể thủy tinh do nguyên nhân khác.
10. Hướng dẫn giám định:
Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp
Tổn thương cơ thể |
Tỷ lệ (%) |
Đục thể thủy tinh (*): Căn cứ vào giảm thị lực được quy định tại Bảng 2 Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH sau khi loại trừ tối đa giảm thị lực do các nguyên nhân khác và được cộng lùi 10% nhưng không được quá 41% một mắt. |
|
(*) Ghi chú:
- Trường hợp lớn hơn 60 tuổi không được cộng lùi 10%.
- Trường hợp chưa mổ đục thể thủy tinh thì quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời. Sẽ giám định lại mức tổn thương sau khi mổ.
Trên đây là nội dung quy định về hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 15/2016/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?