Người tiếp công dân thường xuyên của Bộ Tư pháp có quyền gì?

Vì có một số vấn đề liên quan đến Bộ Tư pháp nên tôi định đợi đến ngày Bộ Tư pháp tiếp dân để cùng trao đổi, nhưng tôi chua được rõ lắm: Người tiếp công dân thường xuyên của Bộ Tư pháp có quyền gì? Có văn bản nào quy định vấn đề này không? Mong sớm nhận được phản hồi. (Vũ Thành Nhân - Hà Nội)

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Quyết định 266/QĐ-BTP năm 2015 về Quy chế tiếp công dân của Bộ Tư pháp, thời gian, có quy định:

Người tiếp công dân thường xuyên có quyền:

a) Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ và xuất trình giấy tờ tuỳ thân, giấy ủy quyền (nếu có) theo quy định của pháp luật;

b) Yêu cầu luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý xuất trình thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý và giấy ủy quyền khiếu nại trong trường hợp người khiếu nại ủy quyền cho luật sư hoặc trợ giúp viên pháp lý thực hiện việc khiếu nại;

c) Yêu cầu công dân trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong trường hợp họ không có đơn; đề nghị công dân viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn nhưng nội dung chưa rõ, còn thiếu nếu đơn không rõ ràng, chưa đầy đủ; yêu cầu công dân cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc;

d) Từ chối tiếp nhận những nội dung mà công dân đến khiếu nại không thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, đồng thời hướng dẫn công dân khiếu nại đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật;

đ) Từ chối tiếp những người đến Địa điểm tiếp công dân trong các trường hợp quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân;

e) Yêu cầu người vi phạm Nội quy tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; đề nghị Bảo vệ cơ quan Bộ Tư pháp có biện pháp giữ gìn an ninh, trật tự tại Địa điểm tiếp công dân và bảo đảm an toàn cho công chức thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, nếu cần thiết lập biên bản về việc vi phạm, đồng thời báo cáo ngay Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Văn phòng Bộ để phối hợp chỉ đạo kịp thời và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về quyền của Người tiếp công dân thường xuyên của Bộ Tư pháp. Để hiểu rõ hơn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 266/QĐ-BTP năm 2015. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Bộ Tư pháp
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Tư pháp
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi trong lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Đường dây nóng của Bộ Tư pháp để phản ánh về tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào? Nhiệm vụ của Bộ Tư pháp trong hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp?
Hỏi đáp pháp luật
có được xét chuyển cán bộ tư pháp xã?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của cán bộ tư pháp
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp liên quan đến vốn ODA, vốn ưu đãi
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về thi hành án hành chính
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp khi người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong phòng, chống mua bán người
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Tư pháp
Thư Viện Pháp Luật
192 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Tư pháp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào