Các hình thức kinh doanh vận tải hàng không
Theo quy định hiện hành thì các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng bao gồm:
- Kinh doanh vận tải hàng không;
- Kinh doanh cảng hàng không, sân bay;
- Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
- Kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam;
- Kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
- Kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.
trong đó, ngành, nghề kinh doanh vận tải hàng không sẽ được thực hiện thông qua hai hình thức kinh doanh vận chuyển hàng không và kinh doanh hàng không chung theo quy định tại Điều 3 Nghị định 92/2016/NĐ-CP, cụ thể:
- Kinh doanh vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không nhằm mục đích sinh lợi.
- Kinh doanh hàng không chung là hoạt động hàng không chung nhằm mục đích sinh lợi bằng tàu bay trừ tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ theo quy định tại Điều 21 Luật hàng không dân dụng Việt Nam.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?