Quy trình bổ nhiệm đối với người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quy trình bổ nhiệm đối với người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại Điều 15 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển công chức, viên chức giữ chức vụ quản lý thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 6196/QĐ-BGDĐT năm 2016 như sau:
Sau khi thống nhất trong tập thể lãnh đạo đơn vị và Hội đồng trường, người đứng đầu đơn vị trực thuộc gửi văn bản đề xuất với Bộ trưởng về chủ trương, nguồn nhân sự bổ nhiệm và phương án nhân sự. Trường hợp đơn vị chậm đề xuất kiện toàn nhân sự, Vụ TCCB báo cáo Bộ trưởng về chủ trương, nguồn nhân sự bổ nhiệm và phương án nhân sự.
Trên cơ sở thống nhất trong Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng phê duyệt chủ trương, nguồn nhân sự bổ nhiệm, phương án nhân sự và quyết định thành lập Tổ công tác (Vụ TCCB, Văn phòng BCSĐ) để thực hiện quy trình nhân sự.
1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ trong quy hoạch:
a) Căn cứ ý kiến đồng ý của Bộ trưởng và Ban Cán sự Đảng, đơn vị trực thuộc tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị dưới sự chỉ đạo của Tổ công tác để thông báo chủ trương, phương án nhân sự được lựa chọn; yêu cầu và tiêu chuẩn người đứng đầu đơn vị; thông báo tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác và nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo đơn vị về các nhân sự được giới thiệu; nghe các nhân sự trình bày dự kiến chương trình công tác; thảo luận và đóng góp ý kiến cho chương trình công tác của các nhân sự và những vấn đề liên quan; lấy phiếu tín nhiệm về nhân sự.
b) Họp liên tịch cấp ủy, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực thuộc dưới sự chỉ đạo của Tổ công tác để nhận xét về các nhân sự được lựa chọn và lấy phiếu tín nhiệm đối với các nhân sự.
c) Người đứng đầu đơn vị trực thuộc thông qua Hội đồng trường về phương án nhân sự được lựa chọn.
d) Đơn vị hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm, gửi Vụ TCCB và Văn phòng BCSĐ.
đ) Văn phòng BCSĐ gửi công văn lấy ý kiến hiệp y với cấp ủy cấp trên của đơn vị về nhân sự.
e) Vụ TCCB báo cáo kết quả thực hiện quy trình để Ban Cán sự Đảng xem xét, đánh giá và biểu quyết về nhân sự. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng ra quyết định bổ nhiệm.
2. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ của đơn vị ngoài quy hoạch:
a) Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt dưới sự chỉ đạo của Tổ công tác để thông báo chủ trương, yêu cầu, tiêu chuẩn của chức danh cần bổ nhiệm, danh sách công chức, viên chức đáp ứng đủ các tiêu chuẩn này và lấy thư giới thiệu.
b) Họp tập thể lãnh đạo đơn vị trực thuộc dưới sự chỉ đạo của Tổ công tác để thảo luận, thống nhất và đề xuất phương án nhân sự, báo cáo Bộ trưởng để xin ý kiến chỉ đạo về phương án nhân sự.
c) Sau khi nhận được sự đồng ý của Bộ trưởng, đơn vị trực thuộc tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị dưới sự chỉ đạo của Tổ công tác để thông báo chủ trương, phương án nhân sự được lựa chọn; yêu cầu và tiêu chuẩn người đứng đầu đơn vị; thông báo tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác và nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo đơn vị về các nhân sự được giới thiệu; nghe các nhân sự trình bày dự kiến chương trình công tác; thảo luận và đóng góp ý kiến cho chương trình công tác của các nhân sự và những vấn đề liên quan; lấy phiếu tín nhiệm về nhân sự.
d) Họp liên tịch cấp ủy, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực thuộc dưới sự chỉ đạo của Tổ công tác để nhận xét về các nhân sự được lựa chọn và lấy phiếu tín nhiệm đối với các nhân sự.
đ) Người đứng đầu đơn vị trực thuộc thông qua Hội đồng trường về phương án nhân sự được lựa chọn.
e) Đơn vị hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm, gửi Vụ TCCB và Văn phòng BCSĐ.
g) Văn phòng BCSĐ gửi công văn lấy ý kiến hiệp y với cấp ủy cấp trên của đơn vị về nhân sự.
h) Vụ TCCB báo cáo kết quả thực hiện quy trình để Ban Cán sự Đảng xem xét, đánh giá và biểu quyết về nhân sự. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng ra quyết định bổ nhiệm.
3. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác
a) Tập thể lãnh đạo và Hội đồng trường đơn vị trực thuộc hoặc Tổ công tác đề xuất, giới thiệu nhân sự với Bộ trưởng và Ban Cán sự Đảng.
b) Ban Cán sự Đảng họp, nhận xét, cho ý kiến về phương án nhân sự để Bộ trưởng chỉ đạo triển khai quy trình nhân sự.
c) Bộ trưởng (hoặc Tổ công tác) gặp nhân sự được giới thiệu bổ nhiệm để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác và những vấn đề liên quan; làm việc với cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị nơi nhân sự đang công tác để trao đổi về nhu cầu bổ nhiệm; tìm hiểu và xác minh lý lịch của nhân sự; xin ý kiến nhận xét bằng văn bản về nhân sự.
d) Bộ trưởng (hoặc Tổ công tác) làm việc với tập thể lãnh đạo đơn vị, Hội đồng trường để thông báo chủ trương của Ban Cán sự Đảng về nhân sự dự kiến bổ nhiệm và những vấn đề liên quan (nếu nhân sự không do tập thể lãnh đạo đơn vị và Hội đồng trường chủ động đề xuất).
đ) Văn phòng BCSĐ gửi công văn lấy ý kiến hiệp y với cấp ủy cấp trên của đơn vị về nhân sự.
e) Vụ TCCB báo cáo kết quả thực hiện quy trình để Ban Cán sự Đảng xem xét, đánh giá và biểu quyết về nhân sự. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng ra quyết định bổ nhiệm.
4. Đối với các cơ sở giáo dục đại học được giao quyền tự chủ chi đầu tư và chi thường xuyên, Chủ tịch Hội đồng trường là Tổ trưởng Tổ công tác của Bộ để thực hiện nhiệm vụ trong các bước quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.
Trên đây là nội dung quy định về quy trình bổ nhiệm đối với người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 6196/QĐ-BGDĐT năm 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?