Nguyên tắc chung trong phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính
Nguyên tắc chung trong phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính được quy định tại Điều 3 Quy chế phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 45/QĐ-BTC năm 2014 như sau:
1. Nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức:
a) Chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải được công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ.
b) Cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ.
c) Hình thức công khai thực hiện theo quy định của pháp luật trong từng lĩnh vực. Trong trường hợp pháp luật không có quy định về hình thức công khai, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải thực hiện một hoặc một số hình thức công khai sau đây: Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; phát hành ấn phẩm; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và đưa lên trang thông tin điện tử. Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể lựa chọn thêm hình thức công khai: Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Nguyên tắc xử lý tham nhũng:
a) Mọi hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh.
b) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
c) Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
d) Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
đ) Việc xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật.
e) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.
3. Nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng:
a) Cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính phải áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng.
b) Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước.
c) Người đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát hiện hành vi đưa hối lộ thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ.
d) Việc tịch thu tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung quy định về nguyên tắc chung trong phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Tài chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 45/QĐ-BTC năm 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?