Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính có phải là tổ chức thuộc Bộ Tài chính hay không? Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính cấp cho ai?
Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính có phải là tổ chức thuộc Bộ Tài chính hay không?
Căn cứ Điều 1 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính ban hành kèm theo Quyết định 999/QĐ-BTC năm 2011 quy định:
Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính (sau đây gọi là Trường) là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, có nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng kiến thức theo tiêu chuẩn chức danh các ngạch công chức, viên chức; Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và các kiến thức khác cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính theo phân công, phân cấp quản lý của Nhà nước và của Bộ Tài chính; Bồi dưỡng kiến thức quản lý, nghiệp vụ về tài chính, kế toán và các kiến thức khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các Bộ, cơ quan khác ở Trung ương, địa phương và các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế.
Tên giao dịch quốc tế: INSTITUTE OF FINANCIAL TRAINING (viết tắt là IFT).
Theo đó, Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính là tổ chức thuộc Bộ Tài chính.
Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính có phải là tổ chức thuộc Bộ Tài chính hay không? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính?
Căn cứ Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính ban hành kèm theo Quyết định 999/QĐ-BTC năm 2011 quy định:
Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Trường trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
2. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng nội dung, chương trình và biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo phân công và phân cấp quản lý của Nhà nước và của Bộ Tài chính.
3. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Tài chính theo mục tiêu, yêu cầu, kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
4. Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý tài chính, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, cung cấp các dịch vụ, tư vấn thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính cho cán bộ, công chức, viên chức tài chính của các Bộ, cơ quan khác ở Trung ương và địa phương, các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế.
5. Tổ chức nghiên cứu hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực tài chính, lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
6. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai các dự án trợ giúp kỹ thuật, thực hiện hợp tác, liên kết với các nước, các tổ chức quốc tế về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tài chính.
7. Hỗ trợ các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Tổng cục và các tổ chức tương đương thuộc Bộ Tài chính xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, bồi dưỡng giảng viên và các hoạt động khác.
8. Thực hiện quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
9. Được quyền liên kết, ký hợp đồng với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, cung cấp các dịch vụ, tư vấn về các lĩnh vực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
10. Được cấp chứng chỉ cho học viên đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Trường tổ chức theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo, thống kê theo quy định.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
Như vậy, Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính có 12 nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Trường trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
- Chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng nội dung, chương trình và biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo phân công và phân cấp quản lý của Nhà nước và của Bộ Tài chính.
- Thực hiện nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Tài chính theo mục tiêu, yêu cầu, kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
- Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý tài chính, kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, cung cấp các dịch vụ, tư vấn thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính cho cán bộ, công chức, viên chức tài chính của các Bộ, cơ quan khác ở Trung ương và địa phương, các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế.
- Tổ chức nghiên cứu hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực tài chính, lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai các dự án trợ giúp kỹ thuật, thực hiện hợp tác, liên kết với các nước, các tổ chức quốc tế về lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tài chính.
- Hỗ trợ các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Tổng cục và các tổ chức tương đương thuộc Bộ Tài chính xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, bồi dưỡng giảng viên và các hoạt động khác.
- Thực hiện quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Được quyền liên kết, ký hợp đồng với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, cung cấp các dịch vụ, tư vấn về các lĩnh vực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Được cấp chứng chỉ cho học viên đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Trường tổ chức theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo, thống kê theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính cấp cho ai?
Căn cứ Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính ban hành kèm theo Quyết định 999/QĐ-BTC năm 2011 quy định:
Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng:
1. Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính cấp chứng chỉ cho những học viên đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Trường tổ chức khi đảm bảo đủ các điều kiện quy định.
2. Chứng chỉ do Trường cấp là một trong những căn cứ để Bộ Tài chính và các cấp có thẩm quyền sắp xếp, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, công chức, viên chức và người học đã qua đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với năng lực, sở trường và yêu cầu nhiệm vụ.
3. Giám đốc Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính chịu trách trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về chất lượng đào tạo bồi dưỡng của Trường.
Theo đó, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính cấp cho học viên đã qua lớp đào tạo bồi dưỡng của trường khi học viên đáp bảo đủ các điều kiện quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cập nhật năm 2024?
- Mỗi cá nhân có bao nhiêu mã định danh y tế? Mã định danh y tế có mấy ký tự?
- Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 bao gồm giếng nào? Giếng khoan dầu khí cần bảo quản loại 1 phải được kiểm tra định kỳ hằng năm đúng không?
- 05 Điều kiện phải đáp ứng khi chọn Tên, biểu tượng của quỹ xã hội, quỹ từ thiện từ 10/12/2024?