-
Danh sách Bộ
-
Bộ Tài chính
-
Thứ trưởng bộ tài chính
-
Cơ cấu tổ chức bộ tài chính
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính
-
Vị trí và chức năng Bộ Tài chính
-
Nhiệm vụ và quyền hạn Bộ Tài chính
-
Bộ Thông tin và Truyền thông
-
Bộ Công Thương
-
Bộ Quốc phòng
-
Bộ Tư pháp
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
-
Bộ Công an
-
Bộ Giao thông vận tải
-
Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Bộ Ngoại giao
-
Bộ nội vụ
-
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
-
Bộ Khoa học và Công nghệ
-
Bộ Xây dựng
-
Bộ Y tế
-
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường
-
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính đào tạo bồi dưỡng những đối tượng nào? Hình thức đào tạo bồi dưỡng của Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính?
Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính đào tạo bồi dưỡng đối tượng nào?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 999/QĐ-BTC năm 2011 quy định:
Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:
1. Cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Tài chính, gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo và quản lý các cấp.
- Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hoạch định và thực thi chính sách.
- Công chức tập sự trong các đơn vị thuộc ngành Tài chính.
2. Cán bộ, công chức, viên chức tài chính địa phương.
3. Cán bộ, công chức, viên chức quản lý tài chính các Bộ, cơ quan khác ở Trung ương và địa phương; Các đơn vị, tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế.
Theo đó, các đối tượng được đào tạo tại trường bồi dưỡng cán bộ tài chính bao gồm:
- Các cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Tài chính (bao gồm lãnh đạo và quản lý các cấp; người làm công tác hoạch định và thực thi chính sách; người tập sự trong các đơn vị thuộc ngành Tài chính);
- Người làm công tác tài chính của địa phương, của các Bộ, cơ quan khác ở Trung ương và các đơn vị, tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được đào tạo tại trường bồi dưỡng cán bộ tài chính.
Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính đào tạo bồi dưỡng đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Nội dung đào tạo bồi dưỡng tại Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính?
Căn cứ Điều 6 Quyết định 999/QĐ-BTC năm 2011 quy định:
Nội dung đào tạo bồi dưỡng:
1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước:
a) Lý luận chính trị;
b) Chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành;
d) Tin học, ngoại ngữ;
2. Nội dung bồi dưỡng ở ngoài nước:
a) Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý chuyên ngành;
b) Kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế.
Theo đó, nội dung đào tạo tại Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính bao gồm:
- Nội dung đào tạo bồi dưỡng trong nước: lý luận chính trị; chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành; tin học, ngoại ngữ.
- Nội dung bồi dưỡng ở ngoài nước: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý chuyên ngành; kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế.
Hình thức đào tạo bồi dưỡng tại Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính?
Căn cứ Điều 8 Quyết định 999/QĐ-BTC năm 2011 quy định:
Hình thức đào tạo, bồi dưỡng:
Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Tập trung, tại chức hoặc từ xa; Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hình thức phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của từng chương trình đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Trường.
Như vậy, Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: tập trung, tại chức hoặc từ xa tùy theo yêu cầu, đặc điểm của từng chương trình đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở đề nghị của Giám đốc trường.
Trân trọng!

Nguyễn Trương Phương Thảo
- Tăng phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã từ 01/08/2023?
- Chế độ bầu cử cán bộ cấp xã từ ngày 01/8/2023 như thế nào?
- Văn bản hợp nhất Luật Đầu tư mới nhất năm 2023?
- Thời gian tập sự đối với công chức cấp xã từ ngày 01/8/2023 như thế nào?
- Những chức danh Cán bộ cấp xã mới nhất năm 2023?