Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong công tác pháp điển và việc bảo đảm kinh phí cho công tác pháp điển
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong công tác pháp điển và việc bảo đảm kinh phí cho công tác pháp điển được quy định tại Điều 15 Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 như sau:
- Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về pháp điển
- Hướng dẫn việc thực hiện pháp điển; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác pháp điển.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp điển của các cơ quan thực hiện pháp điển.
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý những vấn đề vướng mắc liên quan đến việc thực hiện pháp điển.
- Lập Đề án xây dựng Bộ pháp điển trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Xây dựng Trang thông tin điện tử pháp điển; duy trì thường xuyên Bộ pháp điển trên Trang thông tin điện tử pháp điển; quản lý, ban hành quy định về huy động nguồn lực xã hội trong việc xuất bản Bộ pháp điển bằng văn bản.
- Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về công tác pháp điển.
Trên đây là nội dung quy định về trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong công tác pháp điển và việc bảo đảm kinh phí cho công tác pháp điển. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân sẽ được phép tổ chức đám tang, tổ chức đám cưới trên hè phố trong bao lâu?
- Black Friday 2024 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam không? Một năm có bao nhiêu ngày Black Friday 2024?
- Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu binh chủng?
- Từ 01/01/2025, hình ảnh người lái xe phải được truyền về Cục Cảnh sát giao thông đúng không?
- Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu thành phố, thị xã và huyện? Tỉnh Hải Dương giáp tỉnh nào?