Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật trong Đảng được quy định ra sao?

Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật trong Đảng được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quang Thành, tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về việc thi hành Điều lệ đảng nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là: Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật trong Đảng được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật trong Đảng được quy định tại Mục 38 Quy định 14-QĐ/TW năm 2001 về thi hành Điều lệ Đảng do Bộ Chính trị ban hành, có quy định như sau:

38.1. Cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ giải quyết khiếu nại kỷ luật trong Đảng. Trường hợp do ban thường vụ và uỷ ban kiểm tra giải quyết thì sau khi giải quyết phải báo cáo với cấp uỷ.

38.2. Khi giải quyết khiếu nại kỷ luật trong Đảng, đảng uỷ cơ sở, ban thường vụ cấp uỷ và uỷ ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên có thẩm quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xoá bỏ hình thức kỷ luật do tổ chức đảng cấp dưới quyết định. Trường hợp cần thay đổi hình thức kỷ luật cao hơn, vượt quá thẩm quyền phải báo cáo lên cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định tại Điều 36, Chương VIII, Điều lệ Đảng.

Ban thường vụ, uỷ ban kiểm tra của đảng uỷ cơ sở và đảng ủy bộ phận có trách nhiệm xem xét khiếu nại kỷ luật của đảng viên do chi bộ quyết định nhưng không có quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xoá bỏ hình thức kỷ luật mà phải đề nghị đảng uỷ cơ sở xem xét, quyết định.

38.3. Tổ chức đảng cấp trên chỉ giải quyết những khiếu nại kỷ luật do tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp quyết định kỷ luật hoặc đã giải quyết khiếu nại. Tổ chức đảng cấp trên khi nhận được những khiếu nại vượt cấp thì chuyển cho tổ chức đảng cấp dưới có thẩm quyền giải quyết.

Tổ chức đảng khi nhận được khiếu nại kỷ luật đảng không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chuyển cho các tổ chức đảng có thẩm quyền giải quyết, đồng thời báo cho người khiếu nại biết. Cơ quan chức năng sau khi giải quyết phải thông báo kết quả cho người khiếu nại biết.

38.4. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương có trách nhiệm xem xét, đề xuất ý kiến giải quyết và chuẩn bị hồ sơ các vụ khiếu nại kỷ luật thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

38.5. Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật tiến hành tuần tự từ uỷ ban kiểm tra hoặc cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng đã quyết định thi hành kỷ luật. Sau khi được giải quyết, nếu đảng viên hoặc tổ chức đảng bị thi hành kỷ luật không đồng ý, có khiếu nại tiếp thì cấp trên nữa mới giải quyết, lần luợt cho đến Ban Chấp hành Trung ương. Những trường hợp khiếu nại cần trình Ban Chấp hành Trung ương giải quyết do Bộ Chính trị quyết định. Những trường hợp Ban Chấp hành Trung ương xử lý kỷ luật, nếu có khiếu nại thì do Ban Chấp hành Trung ương xem xét, giải quyết.

38.6. Khi nhận được khiếu nại kỷ luật, cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra phải thông báo cho tổ chức đảng hoặc người khiếu nại biết. Kể từ ngày nhận được khiếu nại, chậm nhất ba tháng đối với cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương trở xuống, sáu tháng đối với cấp Trung ương, cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra phải xem xét giải quyết, trả lời cho tổ chức đảng và người khiếu nại biết.

Nghiêm cấm các hành vi cản trở, dìm bỏ không xem xét, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng.

38.7. Không giải quyết những trường hợp khiếu nại sau đây: quá thời hạn một tháng kể từ ngày tổ chức đảng, đảng viên nhận được quyết định kỷ luật; đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận mà không có chứng cứ mới; bị toà án quyết định hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên chưa được cơ quan pháp luật có thẩm quyền huỷ bỏ bản án; cá nhân, tập thể và tổ chức đảng khiếu nại hộ cho tổ chức và người bị thi hành kỷ luật; khiếu nại khi chưa có quyết định kỷ luật của tổ chức đảng có thẩm quyền.

Trường hợp người bị thi hành kỷ luật có khiếu nại chưa được giải quyết mà đã qua đời thì tổ chức đảng vẫn phải xem xét giải quyết.

Trên đây là nội dung của Ban biên tập về việc giải quyết khiếu nại kỷ luật trong Đảng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quy định 14-QĐ/TW năm 2001.

Trân trọng!

Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng
Hỏi đáp mới nhất về Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách ưu đãi cho cán bộ làm công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng
Hỏi đáp pháp luật
Đảng viên mới được bổ nhiệm làm trường phòng?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về quản lý, sử dụng mạng Internet trong cơ quan Đảng, Nhà nước
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về an toàn dữ liệu và phòng chống virus cho cơ quan đảng, chính quyền và khối đoàn thể
Hỏi đáp pháp luật
Về việc ghi lý lịch hình thức kỷ luật của đảng viên
Hỏi đáp pháp luật
Về ủy ban kiểm tra đảng ủy
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung kiểm tra của tổ chức đảng cấp trên khi tổ chức đảng cấp dưới có dấu hiệu vi phạm được pháp luật quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ cấu tổ chức và số lượng ủy viên của ủy ban Kiểm tra đảng của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung kiểm tra tài chính đối với cấp ủy đảng cấp dưới
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng
Thư Viện Pháp Luật
269 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào