Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của công, viên chức và người lao động trong hoạt động Giáo dục
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Quyết định 4388/QĐ-BGDĐT năm 2017 về quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung này được quy định cụ thể như sau:
1. Chấp hành sự chỉ đạo, phân công nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị và cấp phó phụ trách. Đối với đơn vị có cấp phòng, phải chấp hành sự chỉ đạo, phân công nhiệm vụ của trưởng phòng hoặc phó trưởng phòng phụ trách, đồng thời phải chấp hành sự chỉ đạo, giao nhiệm vụ trực tiếp (nếu có) của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị.
2. Xây dựng kế hoạch chi tiết (checklist) việc thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm giải quyết công việc đúng thời hạn yêu cầu, đảm bảo chất lượng, tuân thủ quy trình xử lý công việc; chịu trách nhiệm cá nhân trước người đứng đầu, cấp phó phụ trách của người đứng đầu đơn vị về nội dung, hình thức, thể thức, trình tự, thủ tục trình ban hành văn bản; có quyền giữ ý kiến riêng và thể hiện ý kiến đó trong tờ trình để người đứng đầu, cấp phó phụ trách của người đứng đầu đơn vị xem xét, quyết định. Công chức, viên chức, người lao động chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị về công việc được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thi hành nhiệm vụ.
3. Trường hợp lãnh đạo Bộ yêu cầu làm việc trực tiếp thì công chức, viên chức, người lao động phải có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu để báo cáo. Công chức, viên chức, người lao động có trách nhiệm báo cáo kịp thời với người đứng đầu, cấp phó phụ trách của người đứng đầu đơn vị trước và sau khi làm việc với lãnh đạo Bộ.
4. Chủ động phối hợp công tác, trao đổi ý kiến về các vấn đề có liên quan, cung cấp thông tin hoặc thảo luận trong đơn vị, nhóm công tác trong quá trình xử lý công việc cụ thể. Trường hợp cần thiết, công chức, viên chức, người lao động có quyền đề nghị người đứng đầu đơn vị bổ sung nhân lực để phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
5. Được người đứng đầu đơn vị cử tham dự họp, sơ kết, tổng kết các vấn đề liên quan đến công việc được phân công; tham gia đoàn công tác của bộ, ngành và địa phương.
6. Không có thái độ, hành vi cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu đối với cá nhân, tổ chức trong quá trình xử lý công việc; không được lợi dụng vị trí công tác để thu lợi cá nhân dưới mọi hình thức hoặc có những thái độ, hành vi khác làm ảnh hưởng đến uy tín của Bộ.
7. Chấp hành quy định về kỷ luật lao động; quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chế độ bảo mật; các quy định về phòng chống cháy, nổ, nội quy giữ gìn trật tự, an toàn vệ sinh cơ quan.
Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của công, viên chức và người lao động trong hoạt động Giáo dục. Để hiểu rõ hơn vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 4388/QĐ-BGDĐT năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?