Bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm luồng hàng hải
Bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm luồng hàng hải được quy định tại Điều 11 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, cụ thể như sau:
- Bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm là việc Nhà nước giao cho doanh nghiệp thực hiện việc nạo vét, duy tu luồng hàng hải kết hợp tận thu sản phẩm để thanh toán kinh phí bảo trì tài sản. Hình thức bảo trì này được áp dụng đối với việc nạo vét, duy tu luồng hàng hải có sản phẩm tận thu.
- Việc bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm phải được lập thành dự án và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đấu thầu.
- Kinh phí bảo trì luồng hàng hải, giá trị sản phẩm tận thu được xác định như sau:
+ Kinh phí bảo trì luồng hàng hải được xác định và thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan;
+ Giá trị sản phẩm tận thu được xác định trên cơ sở khối lượng (trữ lượng) sản phẩm tận thu, giá sản phẩm tận thu do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật; không bao gồm tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí.
- Kinh phí thực hiện bảo trì luồng hàng hải, giá trị sản phẩm tận thu quy định tại khoản 3 Điều này được điều chỉnh thay đổi trong trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện:
+ Điều chỉnh quy mô, thiết kế luồng hàng hải theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
+ Điều chỉnh khối lượng (trữ lượng) sản phẩm tận thu so với khối lượng (trữ lượng) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
- Giá trị thanh toán Hợp đồng bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm gồm phần chênh lệch giữa kinh phí bảo trì luồng hàng hải và giá trị sản phẩm tận thu theo Hợp đồng ký kết và giá trị điều chỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều này (nếu có). Việc thanh toán Hợp đồng bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm thực hiện như sau:
+ Trường hợp kinh phí bảo trì luồng hàng hải nhỏ hơn giá trị sản phẩm tận thu thì doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phần chênh lệch vào ngân sách nhà nước;
+ Trường hợp kinh phí bảo trì luồng hàng hải lớn hơn giá trị sản phẩm tận thu thì Nhà nước thực hiện thanh toán phần chênh lệch cho doanh nghiệp. Kinh phí thanh toán phần chênh lệch được sử dụng từ nguồn kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải của năm thực hiện (nếu đã được bố trí) hoặc được tổng hợp, bổ sung vào kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải năm tiếp theo theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Nội dung quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này phải được đưa vào hồ sơ mời thầu, Hợp đồng kinh tế và các Phụ lục Hợp đồng ký kết giữa các bên (nếu có).
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện bảo trì theo hình thức nạo vét, duy tu luồng hàng hải kết hợp tận thu sản phẩm; tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả nạo vét, duy tu luồng hàng hải và các nội dung khác có liên quan được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quy chế quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, và vùng nước đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm luồng hàng hải. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 43/2018/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?