Phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được tính như thế nào?

Phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được tính như thế nào? Chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên Hoài, tôi hiện đang công tác trong doanh nghiệp tại Khánh Hòa, tôi đang nghiên cứu về các công trình cảng biển và hàng hải. Tôi muốn hỏi phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được tính như thế nào? Mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cám ơn. (Hoài,hoa***@gmail.com)

Phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được quy định tai Khoản 3 Điều 5 Quy chế bảo vệ công trình cảng biển và hàng hải Ban hành kèm theo Nghị định 109/2014/NĐ-CP, theo đó phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được tính từ vị trí của tâm rùa neo phao báo hiệu luồng hàng hải ra hai bên luồng được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật luồng hàng hải, cụ thể như sau:

a) Tối thiểu 60 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng lớn hơn 210 m và chiều sâu chạy tàu lớn hơn 20 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào bề rộng luồng lớn hơn 230 m, chiều sâu chạy tàu lớn hơn 17 m;

b) Tối thiểu 50 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng từ 190 m đến 210 m và chiều sâu chạy tàu từ 16 m đến 20 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào có bề rộng luồng từ 210 m đến 230 m, chiều sâu chạy tàu từ 14 m đến 17 m;

c) Tối thiểu 40 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng từ 140 m đến 190 m và chiều sâu chạy tàu từ 14 m đến 16 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào có bề rộng luồng từ 150 m đến 210 m và chiều sâu chạy tàu từ 12 m đến 14 m;

d) Tối thiểu 30 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng từ 80 m đến 140 m và chiều sâu chạy tàu từ 8 m đến 14 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào có bề rộng luồng từ 90 m đến 150 m và chiều sâu chạy tàu từ 7 m đến 12 m;

đ) Tối thiểu 20 m đối với luồng hàng hải có bề rộng luồng nhỏ hơn 80 m và chiều sâu chạy tàu nhỏ hơn 8 m ở cửa biển, trên biển, cửa vịnh hở; luồng trong sông, trong vịnh kín hoặc kênh đào có bề rộng luồng nhỏ hơn 90 m và chiều sâu chạy tàu nhỏ hơn 7 m.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về phạm vi bảo vệ luồng hàng hải. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 109/2014/NĐ-CP.

Trân trọng

Luồng hàng hải
Hỏi đáp mới nhất về Luồng hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Luồng hàng hải là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Công trình cảng biển và luồng hàng hải bao gồm những công trình nào?
Hỏi đáp pháp luật
Phạm vi bảo vệ luồng hàng hải được tính như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Quản lý đầu tư xây dựng luồng hàng hải quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục công bố đưa luồng hàng hải vào sử dụng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc quản lý vận hành luồng hàng hải được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục công bố thông báo hàng hải định kỳ về các thông số kỹ thuật của luồng hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục công bố thông báo hàng hải lần đầu về các thông số kỹ thuật của luồng hàng hải sau khi xây dựng, nạo vét duy tu, cải tạo, nâng cấp
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục công bố thông báo hàng hải về khu vực thi công trên luồng hàng hải
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Luồng hàng hải
Thư Viện Pháp Luật
183 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Luồng hàng hải
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào