Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại Điều 4 Quyết định 4388/QĐ-BGDĐT năm 2017 về quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể như sau:
1. Các Thứ trưởng chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc một số đơn vị và lĩnh vực công tác theo sự phân công của Bộ trưởng thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung; sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng, nhân danh Bộ trưởng giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về những quyết định, phát ngôn của mình.
2. Chủ động giải quyết công việc được phân công; nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Thứ trưởng khác thì trực tiếp phối hợp với Thứ trưởng đó để giải quyết. Trường hợp cần có ý kiến của Bộ trưởng hoặc giữa các Thứ trưởng còn có ý kiến khác nhau thì Thứ trưởng đang phụ trách giải quyết công việc đó báo cáo Bộ trưởng quyết định.
3. Đối với những vấn đề thuộc về chủ trương hoặc có tính nguyên tắc mà chưa có văn bản quy định hoặc những vấn đề nhạy cảm tác động đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, tình hình của ngành, việc ký kết thỏa thuận quốc tế và những vấn đề quan trọng khác thì Thứ trưởng phải kịp thời báo cáo xin ý kiến của Bộ trưởng trước khi quyết định.
4. Chủ động chỉ đạo, xử lý các vấn đề cụ thể thuộc thẩm quyền được Bộ trưởng phân công phụ trách sau khi thống nhất chủ trương với Bộ trưởng; xin ý kiến Bộ trưởng để xử lý các vấn đề vượt thẩm quyền; định kỳ hằng tháng, Thứ trưởng họp với các đơn vị được giao phụ trách, báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện công việc trong tháng và các công việc đột xuất trước giao ban cơ quan 02 ngày; đề xuất, báo cáo Bộ trưởng các nhiệm vụ cần ưu tiên chỉ đạo, các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi, lĩnh vực, địa bàn công tác và đơn vị được phân công phụ trách để thảo luận tại giao ban cơ quan.
5. Thứ trưởng không giải quyết các công việc mà Bộ trưởng không phân công hoặc ủy quyền, không ủy quyền lại; khi Bộ trưởng điều chỉnh phân công công tác giữa các Thứ trưởng thì các Thứ trưởng phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu có liên quan cho người được phân công và báo cáo Bộ trưởng.
6. Ký thay Bộ trưởng các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng trong phạm vi các lĩnh vực, công việc được Bộ trưởng phân công hoặc ủy quyền.
7. Định kỳ đánh giá cấp phó của người đứng đầu đơn vị được giao phụ trách, báo cáo Bộ trưởng theo quy định.
8. Thứ trưởng đi công tác theo lịch công tác được Bộ trưởng phê duyệt hằng tuần, trường hợp phát sinh cần xin ý kiến Bộ trưởng; Thứ trưởng nghỉ phép từ một (01) ngày làm việc trở lên cần báo cáo và được sự đồng ý của Bộ trưởng.
Trên đây là nội dung tư vấn về Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để hiểu rõ hơn vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 4388/QĐ-BGDĐT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?