Quy định của pháp luật về việc đóng dấu những văn bản của Bộ Tư pháp
Quy định của pháp luật về việc đóng dấu những văn bản của Bộ Tư pháp được quy định tại Khoản 2 Điều 23 Quyết định 142/QĐ-BTP năm 2016 về Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Bộ Tư pháp, cụ thể như sau:
Văn thư cơ quan, Văn thư đơn vị được sử dụng con dấu.
- Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái. Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng mực dấu màu đỏ tươi theo quy định;
- Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người có thẩm quyền quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên đơn vị, tổ chức ban hành văn bản hoặc tên của phụ lục;
- Việc đóng dấu giáp lai đối với văn bản, phụ lục kèm theo: Dấu được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, mỗi dấu không quá 05 trang.
Trên đây là nội dung câu trả lời về quy định của pháp luật về việc đóng dấu những văn bản của Bộ Tư pháp. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 142/QĐ-BTP năm 2016.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 01/7/2025, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi có được hưởng chế độ thai sản không?
- Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu biên bản xác nhận việc công khai bản đồ địa chính mới nhất hiện nay?
- Từ 1/7/2025, hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của BHXH bắt buộc gồm những gì?
- Danh mục 107 loài cây trồng được bảo hộ tại Việt Nam hiện nay?