Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 174/2015/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
1. Đối với chứng từ kế toán do các bộ phận nghiệp vụ quản lý thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tiếp nhận, lập và xử lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
a) Các bộ phận nghiệp vụ quản lý thuế chịu trách nhiệm kiểm tra, quản lý lưu giữ chứng từ gốc và cập nhật số liệu về thuế và các khoản thu khác vào Hệ thống thông tin nghiệp vụ quản lý thuế của cơ quan hải quan, đảm bảo theo dõi quản lý chi tiết các nghiệp vụ đã thực hiện. Đồng thời lập bảng kê các chứng từ cùng loại có cùng nội dung kinh tế để chuyển bộ phận kế toán thuế làm căn cứ hạch toán ghi sổ kế toán.
Định kỳ các bộ phận nghiệp vụ phối hợp với bộ phận kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu để kiểm tra đối chiếu số liệu phát sinh trong kỳ kế toán trước khi đóng kỳ kế toán. Đảm bảo số liệu theo dõi chi tiết của bộ phận nghiệp vụ quản lý thuế phải phù hợp với số liệu tổng hợp của bộ phận kế toán khi đóng kỳ kế toán.
b) Bộ phận kế toán thuế có nhiệm vụ căn cứ nội dung bảng kê chứng từ lập chứng từ ghi sổ để hạch toán ghi sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán và hệ thống tài khoản theo quy định Thông tư này, lưu trữ chứng từ ghi sổ và bảng kê chứng từ theo quy định về lưu trữ chứng từ kế toán.
c) Yêu cầu về cập nhật, theo dõi, quản lý số liệu trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ quản lý thuế:
Cập nhật đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phát sinh vào sổ sách và báo cáo nghiệp vụ.
Phản ánh thông tin, số liệu nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu và chính xác.
Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất, nội dung và giá trị của nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Thông tin, số liệu nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được phản ánh liên tục theo kỳ kế toán hiện hành; số liệu kỳ này phải kế tiếp theo số liệu của kỳ trước.
Thông tin, số liệu nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được phân loại, sắp xếp theo trình tự, có hệ thống, phù hợp với các chỉ tiêu quản lý thuế; phù hợp với số liệu trên báo cáo tài chính khi kết thúc kỳ kế toán.
d) Yêu cầu về bảng kê chứng từ:
Bảng kê phải có chữ ký của người lập và phụ trách bộ phận lập bảng kê (bảng kê điện tử phải có chữ ký số), người lập bảng kê có trách nhiệm lưu trữ quản lý chứng từ theo quy định của pháp luật kế toán, pháp luật thuế, pháp luật hải quan.
Thông tin trên bảng kê phải phù hợp với thông tin trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ quản lý thuế, phản ánh đúng hiện trạng, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho bộ phận kế toán lập chứng từ ghi sổ theo quy định, hạch toán phản ánh nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Mẫu bảng kê chứng từ được hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo thông tư này, ngoài các nội dung chủ yếu được quy định trên mẫu, đơn vị kế toán có thể bổ sung thêm chỉ tiêu hoặc thay đổi hình thức biểu mẫu cho phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý.
2. Đối với các chứng từ kế toán do bộ phận kế toán thuế tiếp nhận, lập và xử lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao: Bộ phận kế toán chịu trách nhiệm kiểm tra, lưu giữ và hạch toán, ghi sổ kế toán theo quy định của pháp luật kế toán.
3. Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán, gồm:
a) Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ thuế xuất khẩu, nhập khẩu phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán;
b) Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các nội dung ghi chép trên chứng từ kế toán;
c) Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý tài chính, thuế của Nhà nước, phải từ chối thực hiện, đồng thời báo ngay cho Thủ trưởng đơn vị kế toán biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện hành.
Trên đây là nội dung tư vấn về Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 174/2015/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?