Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước có những quyền hạn và trách nhiệm gì?
Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước có những quyền hạn và trách nhiệm quy định tại Điều 27 Nghị định 148/2017/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, cụ thể như sau:
- Đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại SCIC.
- Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm; kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của SCIC sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và gửi quyết định đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, giám sát.
- Quyết định thành lập, chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại công ty con do SCIC năm giữ 100% vốn điều lệ; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của SCIC sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương.
- Thực hiện Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu SCIC sau khi đề nghị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quyết định việc thay đổi tỷ lệ sở hữu của SCIC tại các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước phải giữ cổ phần chi phối, việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết sau khi đề nghị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương.
- Đề nghị Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ:
+ Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC.
+ Bổ nhiệm Tổng Giám đốc SCIC.
- Đề nghị Bộ Tài chính: Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với thành viên Hội đồng thành viên; ban hành Quy chế quản lý tài chính của SCIC.
- Quyết định phương án huy động vốn, đầu tư từng dự án nêu tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 12 và điểm b khoản 5 Điều 13 sau khi đề nghị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương; Quyết định hoặc phân cấp cho Tổng Giám đốc quyết định phương án huy động vốn, dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư không quá 25% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của SCIC tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn, quyết định đầu tư nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
- Quyết định phương án mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nêu tại điểm c khoản 5 Điều 13 và dự án góp vốn liên doanh của SCIC với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dự án đầu tư vào doanh nghiệp khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương; Quyết định hoặc phân cấp cho Tổng Giám đốc quyết định việc mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp không quá 25% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của SCIC tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định việc mua, bán tài sản cố định, đầu tư dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
- Phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập, sử dụng các quỹ hằng năm của SCIC sau khi được Bộ Tài chính có ý kiến bằng văn bản.
- Quyết định quy hoạch, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Tổng Giám đốc SCIC sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
- Quyết định lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác đối với các chức danh do Hội đồng thành viên quyết định bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu đối với công ty con, công ty liên kết của SCIC theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
- Cử Người đại diện phần vốn của SCIC tại doanh nghiệp khác; cho ý kiến bằng văn bản để Người đại diện phần vốn của SCIC tham gia biểu quyết các nội dung theo quy định của pháp luật.
- Chấp thuận để Tổng Giám đốc ban hành các quy chế quản lý nội bộ của SCIC.
- Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của SCIC.
- Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành SCIC tuân thủ đúng quy định của pháp luật và các quyết định của đại diện chủ sở hữu; quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả; báo cáo kịp thời cho đại diện chủ sở hữu về việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do đại diện chủ sở hữu giao hoặc những trường hợp sai phạm khác.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm gây tổn thất vốn, tài sản của SCIC.
- Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ của SCIC.
- Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính.
Trên đây là nội dung câu trả lời về quyền, trách nhiệm của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 148/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Đoàn 759 vận tải thủy có nhiệm vụ chi viện vũ khí cho miền Nam bằng đường biển được thành lập ngày 23/10/1961, do ai làm Đoàn trưởng?
- Hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý gồm những gì?
- Thời gian, kết cấu bài kiểm tra và kết quả kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật đạt yêu cầu để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 01/01/2025?
- Bảng lương của Kiểm soát viên đê điều hiện nay là bao nhiêu?