Giấy phép khai thác thủy sản đối với tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên
Theo quy định tại Điều 50 Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 thì giấy phép khai thác thủy sản đối với tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên được quy định cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.
- Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 được cấp Giấy phép khai thác thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;
+ Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;
+ Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;
+ Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
+ Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e và g Khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017, đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
- Nội dung chủ yếu của Giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:
+ Tên tổ chức, cá nhân được cấp phép;
+ Số đăng ký tàu cá; tên tàu, hô hiệu, mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (nếu có);
+ Nghề, vùng biển hoặc khu vực được phép khai thác;
+ Thời gian hoạt động khai thác của từng nghề;
+ Sản lượng cho phép khai thác theo loài (nếu có);
+ Cảng cá đăng ký;
+ Thời hạn của giấy phép.
- Giấy phép khai thác thủy sản được cấp lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Bị mất, hư hỏng;
+ Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy phép; cảng cá đăng ký;
+ Giấy phép hết hạn.
- Giấy phép khai thác thủy sản bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy phép;
+ Khai thác thủy sản trái phép ngoài vùng biển Việt Nam;
+ Tàu cá đã xóa đăng ký;
+ Không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017.
- Thời hạn của giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:
+ Thời hạn của giấy phép cấp lần đầu, cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 không quá thời hạn còn lại của hạn ngạch kể từ ngày cấp;
+ Thời hạn của giấy phép được cấp lại thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp.
- Nội dung của Giấy phép khai thác thủy sản được điều chỉnh khi có biến động về nguồn lợi thủy sản theo quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật Thủy sản 2017. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo việc điều chỉnh nội dung Giấy phép khai thác thủy sản cho chủ tàu.
Trên đây là nội dung tư vấn về giấy phép khai thác thủy sản đối với tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Thủy sản 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể HĐND xã năm 2024?
- Mức tiền thưởng định kỳ hằng năm đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp từ 25/12/2024 là bao nhiêu?
- TP Phan Thiết thuộc tỉnh nào? Phan Thiết cách Thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu km?