Thẩm quyền của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trong quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục

Thẩm quyền của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trong quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Hải Anh, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương. Vì yêu cầu công việc, tôi cần nghiên cứu một số vấn đề trong quản lý công chức, viên chức, người lao động. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Thẩm quyền của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trong quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.   

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BTP quy định việc phân cấp quản lý công, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành thì Thẩm quyền của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trong quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục được quy định như sau:

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại Quyết định số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, các quy định của pháp luật về công chức, viên chức và người lao động; được Bộ trưởng phân cấp quyết định các nội dung sau đây:

1. Giao chỉ tiêu biên chế công chức hành chính đối với các đơn vị thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự; tổng biên chế công chức hành chính đối với các cơ quan thi hành án dân sự từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và biên chế của Cục Thi hành án dân sự.

2. Trong công tác tuyển dụng

a) Tuyển dụng công chức, viên chức của Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này;

b) Cử người hướng dẫn tập sự, bổ nhiệm vào ngạch công chức đối với người được tuyển dụng vào công tác tại Tổng cục Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; việc cử người hướng dẫn tập sự, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp;

c) Phân cấp hoặc ủy quyền cho Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tuyển dụng công chức thi hành án dân sự địa phương phù hợp với yêu cầu công tác và năng lực của Cục Thi hành án dân sự; phê duyệt kế hoạch và kết quả tuyển dụng công chức do Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thực hiện tuyển dụng theo phân cấp hoặc ủy quyền của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự;

d) Ký hợp đồng lao động đối với một số loại công việc được ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và theo cơ cấu, số lượng đã được phê duyệt làm việc tại Tổng cục Thi hành án dân sự.

3. Quyết định các nội dung quản lý công chức, viên chức, người lao động quy định tại Điều 1 của Thông tư này (trừ nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng và nội dung đã phân cấp cho Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự) đối với các chức danh công chức lãnh đạo và công chức, viên chức chuyên môn sau đây:

a) Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự;

b) Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;

c) Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

d) Công chức, viên chức chuyên môn và người lao động từ ngạch thẩm tra viên chính và tương đương trở xuống thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự;

đ) Đối với các chức danh quy định tại điểm a và điểm b khoản này, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự phê duyệt quy hoạch sau khi Bộ trưởng đã cho ý kiến; bổ nhiệm nhân sự theo quy hoạch chức danh bổ nhiệm hoặc chức danh tương đương với chức danh bổ nhiệm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp đặc biệt phải báo cáo Bộ trưởng phê duyệt về chủ trương trước khi thực hiện.

4. Đánh giá đối với công chức, viên chức, người lao động từ Phó Tổng cục trưởng trở xuống thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5. Quyết định cử công chức, viên chức, người lao động từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và công chức các cơ quan thi hành án dân sự đi công tác, đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài theo quy định, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư này.

6. Phân công công tác, điều động, luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức, người lao động trong nội bộ Tổng cục Thi hành án dân sự, giữa Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự, trừ công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Bộ trưởng; điều động, luân chuyển, biệt phái đối với công chức Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ công chức lãnh đạo thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Bộ trưởng.

7. Cho ý kiến đối với dự kiến tiếp nhận công chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương trở lên từ cơ quan, tổ chức ngoài hệ thống thi hành án dân sự về công tác tại Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự; cho ý kiến đối với dự kiến cho chuyển công tác ra ngoài hệ thống thi hành án dân sự đối với chấp hành viên sơ cấp, chấp hành viên trung cấp, thẩm tra viên chính và tương đương thuộc Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự.

8. Nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, cho hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề đối với Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nâng bậc lương thường xuyên, cho hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề đối với Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, thẩm tra viên cao cấp và tương đương thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự; nâng bậc lương trước thời hạn đối với Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

9. Bổ nhiệm, chuyển ngạch thẩm tra viên, thẩm tra viên chính thi hành án, chuyên viên chính và tương đương thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự, trừ công chức giữ ngạch chấp hành viên trung cấp; bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm kế toán trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

10. Quyết định cho công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đi nước ngoài về việc riêng theo quy định của pháp luật.

11. Khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật và của Bộ Tư pháp.

12. Quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động từ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trở xuống thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và công chức giữ ngạch chấp hành viên cao cấp và tương tương thuộc Cục Thi hành án dân sự.

13. Tổ chức thống kê, báo cáo Bộ trưởng và cơ quan có thẩm quyền về tình hình đội ngũ công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự.

14. Kiểm tra đối với Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự trong việc thực hiện các nội dung được phân cấp quy định tại Thông tư này; trong trường hợp cần thiết, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp tạm dừng việc thực hiện thẩm quyền đã phân cấp để xử lý theo quy định; huỷ bỏ quyết định của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về quản lý công chức, người lao động có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc trái thẩm quyền đã được phân cấp.

15. Thực hiện các nội dung về quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự chưa được quy định tại Thông tư này theo quy định của pháp luật và của Bộ Tư pháp.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có thể phân công, ủy quyền cho Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự quy định tại Điều này theo Quy chế làm việc của Tổng cục Thi hành án dân sự. Phó Tổng cục trưởng được phân công, ủy quyền chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Trên đây là nội dung tư vấn về Thẩm quyền của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự trong quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc Tổng cục. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 09/2015/TT-BTP.

Trân trọng!

Viên chức
Hỏi đáp mới nhất về Viên chức
Hỏi đáp Pháp luật
Quy tắc ứng xử của viên chức ngành Lưu trữ khi thực hiện nhiệm vụ được giao là gì? Không được gợi ý nhận tiền, quà biếu của cá nhân đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của giáo viên mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Hội đồng tuyển dụng gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển đến viên chức qua địa chỉ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dưới 18 tuổi được đăng ký dự tuyển viên chức vào lĩnh vực nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dự thi tuyển viên chức có thể xem kết quả tuyển dụng tại đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên là công chức hay viên chức? Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên cần đáp ứng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người trúng tuyển viên chức bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào viên chức gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dự thi tuyển viên chức thuộc nhiều diện ưu tiên thì cộng điểm ưu tiên như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì có đánh giá xếp loại không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Viên chức
206 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Viên chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viên chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào