Trách nhiệm quản lý tài khoản giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán được quy định như thế nào?
Trách nhiệm quản lý tài khoản giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán được quy định tại Điều 13 Quyết định 87/QĐ-UBCK năm 2017 quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành, cụ thể như sau:
1. Công ty chứng khoán phải tìm hiểu, cập nhật thông tin về khách hàng mở tài khoản giao dịch ký quỹ để xác định khách hàng là người nội bộ và là người có liên quan đến người nội bộ nhằm đảm bảo tuân thủ quy định có liên quan về công bố thông tin. Trường hợp khách hàng không cung cấp thông tin theo yêu cầu của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán được miễn trừ trách nhiệm liên quan đến quy định này.
2. Công ty chứng khoán phải xây dựng hệ thống, phần mềm giao dịch để quản lý tài khoản giao dịch ký quỹ theo nguyên tắc quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư số 203/2015/TT-BTC và Quy chế này.
3. Trừ trường hợp được khách hàng đồng ý và tuân thủ quy định pháp luật có liên quan, công ty chứng khoán không được sử dụng chứng khoán trên tài khoản ký quỹ của khách hàng để làm tài sản thế chấp cho bất kỳ quan hệ nào ngoài quan hệ là tài sản thế chấp cho giao dịch ký quỹ giữa công ty chứng khoán và khách hàng.
4. Tài khoản giao dịch ký quỹ không được mở cho các đối tượng dưới đây:
a) Là những đối tượng sau trong công ty chứng khoán: chủ sở hữu, cổ đông lớn, thành viên góp vốn, thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), kế toán trưởng, các chức danh khác do Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ sở hữu công ty chứng khoán bổ nhiệm và những người có liên quan đến các đối tượng trên;
b) Là pháp nhân đang trong tình trạng giải thể, phá sản theo các quy định của pháp luật hiện hành;
c) Các đối tượng vi phạm hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán ký quỹ theo quy định của công ty chứng khoán.
5. Nguyên tắc quản lý tài khoản giao dịch ký quỹ:
a) Tài khoản giao dịch ký quỹ phải được quản lý tách biệt với tài khoản giao dịch thông thường theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 203/2015/TT-BTC;
b) Khách hàng chỉ được sử dụng tiền, chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ và các quyền liên quan đến chứng khoán này để làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay để thực hiện giao dịch ký quỹ; chứng khoán khác được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay giao dịch ký quỹ khi có thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng; tiền, chứng khoán và các quyền liên quan đến chứng khoán trên tài khoản giao dịch ký quỹ là tài sản của khách hàng;
c) Khách hàng phải thanh toán tiền lãi trên khoản dư nợ ký quỹ theo các hình thức cụ thể được thỏa thuận trong Hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ; khách hàng được quyền rút tiền trên tài khoản giao dịch ký quỹ sau khi thanh toán hết các khoản nợ với công ty chứng khoán;
d) Công ty chứng khoán không được cho khách hàng thực hiện giao dịch ký quỹ, rút tiền vượt quá sức mua hiện có trên tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng;
đ) Công ty chứng khoán có trách nhiệm thông báo kịp thời, đầy đủ cho khách hàng về những quyền lợi phát sinh liên quan đến chứng khoán trong tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng; gửi cho khách hàng bảng sao kê tài khoản giao dịch ký quỹ theo phương thức và thời gian được thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng;
e) Phiếu lệnh giao dịch ký quỹ phải được phân biệt với các loại phiếu lệnh giao dịch chứng khoán thông thường, phải bao gồm đầy đủ các thông tin liên quan đến khách hàng và được khách hàng xác nhận. Việc giao dịch ký quỹ bằng hình thức giao dịch điện tử phải tuân thủ quy định của Quy chế này và các quy định liên quan về giao dịch điện tử. Phiếu lệnh giao dịch ký quỹ là phụ lục không thể tách rời của Hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ.
6. Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện các giao dịch liên quan đến chứng khoán thế chấp theo chỉ định của khách hàng, ngoại trừ trường hợp phải bán chứng khoán thế chấp để thu hồi nợ vay.
7. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ công khai thông tin trên trang thông tin điện tử của mình về các điều kiện cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ bao gồm danh sách chứng khoán được thực hiện giao dịch ký quỹ, yêu cầu về tỷ lệ ký quỹ, lãi suất vay.
8. Công ty chứng khoán phải lập sổ kế toán, hạch toán riêng từng tài khoản giao dịch ký quỹ, danh mục tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ, tỷ lệ ký quỹ cuối mỗi ngày giao dịch; lưu trữ đủ hồ sơ, phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch trên từng tài khoản giao dịch ký quỹ bao gồm các thông tin hàng ngày về danh mục tài sản ký quỹ, thế chấp trên tài khoản, giá thị trường, tỷ lệ ký quỹ kèm theo các lệnh gọi ký quỹ bổ sung, phiếu lệnh giao dịch ký quỹ.
9. Thông tin về tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng được công ty chứng khoán bảo mật. Công ty chứng khoán không được phép cung cấp thông tin này cho bên thứ ba, ngoại trừ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của khách hàng.
Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm quản lý tài khoản giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 87/QĐ-UBCK năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?