Quy định của pháp luật về việc tiếp nhận chuyên gia giáo dục về nước như thế nào?
Quy định của pháp luật về việc tiếp nhận chuyên gia giáo dục về nước tại Điều 10 Quyết định 4982/QĐ-BGDĐT năm 2013 về Quy chế quản lý chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể như sau:
1. Chuyên gia giáo dục sau khi hết thời hạn làm việc ở nước ngoài phải về nước và báo cáo với Trung tâm Hợp tác Chuyên gia và Kỹ thuật với nước ngoài chậm nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhập cảnh. Chuyên gia giáo dục nộp 01 báo cáo kết thúc nhiệm kỳ công tác, có xác nhận của cơ quan sử dụng chuyên gia tại nước sở tại và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại (theo Mẫu 02 tại Phụ lục kèm theo Quy chế này).
2. Trung tâm Hợp tác Chuyên gia và Kỹ thuật với nước ngoài thực hiện thanh lý hợp đồng đã ký kết với chuyên gia theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Quy chế này. Biên bản thanh lý hợp đồng phải thể hiện nội dung xác nhận lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ liên quan khác của chuyên gia giáo dục trong thời gian làm việc tại nước ngoài.
3. Trung tâm Hợp tác Chuyên gia và Kỹ thuật với nước ngoài trình Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài ra quyết định tiếp nhận chuyên gia giáo dục về nước. Quyết định tiếp nhận chuyên gia giáo dục về nước phải ghi rõ thời điểm về nước để tổ chức, cá nhân liên quan có căn cứ xác định thời điểm hưởng lương, phụ cấp (nếu có) và các chế độ khác cho chuyên gia giáo dục.
Trên đây là nội dung tư vấn về quy định của pháp luật về việc tiếp nhận chuyên gia giáo dục về nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 4982/QĐ-BGDĐT năm 2013 .
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?