Hành hạ trẻ em có bị truy cứu hình sự
Pháp luật hình sự Việt Nam đã có điều luật tương ứng (Điều 110) quy định về tội hành hạ người khác. Theo đó, hành hạ người khác là hành vi của một người đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình, như gây đau đớn về thể xác hoặc đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc bằng các hành vi: Đánh đập, giam hãm, không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn, uống, không cho mặc đủ ấm...
Về hình phạt dành cho loại tội phạm này, nhẹ thì phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Trường hợp của các bác đề cập được quy định tại khoản 2 của điều luật này, quy định về trường hợp phạm tội đối với một trong các đối tượng như: người già, trẻ em (là người chưa đủ 16 tuổi), phụ nữ có thai hoặc người tàn tật, thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
Tuy nhiên, nếu hành vi đối xử tàn ác này mà gây thương tích cho người bị hành hạ thì người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại điều 104 Bộ luật Hình sự.
Ngoài ra nếu hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình mà nạn nhân là ông bà, cha mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (điều 151).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?