Đối tượng được xét tặng kỷ niệm Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn

Đối tượng được xét tặng kỷ niệm Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi là Khánh Linh, sống tại Tp.HCM. Tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc xét tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn. Nhờ ban biên tập giải đáp giúp tôi: Đối tượng được xét tặng kỷ niệm Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn được quy định ra sao? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin cảm ơn.                

Theo quy định tại Mục III Hướng dẫn 149/HD-TLĐ năm 2015 về việc xét tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

a. Cá nhân công tác trong tổ chức công đoàn:

- Cán bộ công đoàn chuyên trách và ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở trở lên có thời gian công tác công đoàn liên tục, hoặc không liên tục cộng dồn từ đủ 20 năm công tác công đoàn trở lên. Thời gian tham gia công tác công đoàn không chuyên trách được nhân hệ số 1,5 để tính xét tặng; thời gian tham gia công tác công đoàn không chuyên trách trong các công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước được nhân hệ số 2 để tính xét tặng.

- Cán bộ là ủy viên ban chấp hành liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, Ủy viên Ủy ban kiểm tra Tổng Liên đoàn liên tục 02 khóa.

- Cán bộ công đoàn giữ chức danh Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn trọn 01 khóa.

- Công chức, viên chức có từ đủ 25 năm trở lên (liên tục hoặc cộng dồn) làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của tổ chức công đoàn các cấp.

- Cán bộ lãnh đạo từ trưởng phòng, ban trở lên có từ đủ 25 năm trở lên (liên tục hoặc cộng dồn) làm việc tại các doanh nghiệp thuộc tổ chức công đoàn.

b. Cá nhân có công lao đóng góp xây dựng tổ chức công đoàn

Cá nhân có công lao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp công tác, hoặc hỗ trợ góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tổ chức công đoàn có thời gian giữ chức vụ từ đủ 5 năm trở lên gồm:

- Cấp cơ sở: Bí thư, phó bí thư đảng ủy; chủ tịch hội đồng quản trị; giám đốc, hiệu trưởng; bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các đơn vị, doanh nghiệp có số lượng từ 1000 đoàn viên công đoàn trở lên.

- Cấp huyện và tương đương (gọi chung là cấp huyện): Bí thư, phó bí thư huyện ủy; chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân huyện; chức danh cấp trưởng Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện.

- Cấp tỉnh và tương đương (gọi chung là cấp tỉnh):

+ Bí thư, phó bí thư, thường vụ tỉnh ủy, trưởng các ban Đảng và tương đương.

+ Chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chức danh cấp trưởng, phó các đoàn thể chính trị - xã hội.

+ Giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương.

- Cấp Trung ương: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bộ trưởng, thứ trưởng; trưởng, phó các ban của Đảng; bí thư, phó bí thư Đảng đoàn, ban cán sự Đảng; vụ trưởng, cục trưởng; viện trưởng và tương đương trở lên.

- Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước: Bí thư, phó bí thư đảng ủy, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân):

+ Cấp cơ sở: Chỉ huy trưởng, giám đốc, chính ủy, chính trị viên hoặc bí thư đảng ủy, chủ nhiệm chính trị; bí thư đoàn thanh niên, chủ tịch hội phụ nữ các đơn vị, doanh nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Cán bộ chỉ huy, cán bộ làm công tác đảng, công tác chính trị, công tác quần chúng, công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

+ Cấp trên cơ sở: Tư lệnh, phó tư lệnh, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm tổng cục, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và tương đương; chính ủy, phó chính ủy hoặc bí thư đảng ủy; chủ nhiệm chính trị, phó chủ nhiệm chính trị phụ trách công tác công đoàn; phụ trách công tác thanh niên và phụ nữ các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng. Thủ trưởng tổng cục, cục, vụ, viện trực thuộc Bộ; giám đốc, phó giám đốc công an tỉnh, thành phố; phó thủ trưởng trực tiếp làm công tác đảng, công tác chính trị, công tác quần chúng, công tác xây dựng lực lượng trong Công an nhân dân.

+ Cấp Bộ: Bộ trưởng, thứ trưởng. Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, tổng tham mưu trưởng, phó tổng tham mưu trưởng, trưởng ban thanh niên và phụ nữ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Tổng cục trưởng, phó tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

c. Cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài có công xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị với Công đoàn Việt Nam do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét quyết định.

d. Trường hợp đặc biệt, người có hành động dũng cảm hy sinh vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam, liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn lập hồ sơ trình Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét quyết định truy tặng.

Trên đây là nội dung tư vấn về đối tượng được xét tặng kỷ niệm Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Hướng dẫn 149/HD-TLĐ năm 2015.

Trân trọng!

Tổ chức công đoàn
Hỏi đáp mới nhất về Tổ chức công đoàn
Hỏi đáp Pháp luật
Vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn được Hiến pháp nước ta ghi nhận thành một điều riêng biệt đầu tiên từ năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn bản pháp luật nào về tổ chức Công đoàn được trình Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 8 tháng 10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức công đoàn khi phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại đến sức khỏe, tính mạng thì phải làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải chỉ có công đoàn là tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống tổ chức công đoàn bao gồm những đơn vị nào? Công đoàn có được đại diện người lao động khởi kiện tại Toà án không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trong tổ chức công đoàn quy định về thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc kỷ luật trong tổ chức công đoàn quy định về những tình tiết tăng nặng nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trong tổ chức công đoàn thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Khi nào bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, giám sát trong tổ chức công đoàn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ chức công đoàn
209 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tổ chức công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức công đoàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào