Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định như thế nào?
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Bộ Giáo dục và Đào tạo được quy định tại Điều 8 Thông tư 40/2013/TT-BGDĐT quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
1. Thẩm quyền của Bộ trưởng
a) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với:
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của công chức, viên chức và người lao động do mình quản lý trực tiếp trừ những trường hợp đã phân cấp hoặc pháp luật có quy định khác;
- Quyết định kỷ luật công chức, viên chức do mình ban hành.
b) Giải quyết khiếu nại lần hai đối với:
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính đã được Chánh Thanh tra, Cục trưởng giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung về giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ, đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;
- Quyết định kỷ luật cán bộ, viên chức đã được đơn vị trực thuộc Bộ giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết;
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính của người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
2. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Bộ
a) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với Quyết định hành chính do mình ban hành và Thanh tra viên thuộc cơ quan Thanh tra Bộ ban hành theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và Luật thanh tra; giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của Trưởng đoàn và thành viên đoàn thanh tra do mình quyết định thành lập;
b) Giúp Bộ trưởng xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng khi được giao.
3. Thẩm quyền của Cục trưởng
a) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;
b) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với hành vi hành chính trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức do Cục quản lý trực tiếp.
4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ
a) Thẩm quyền của Giám đốc Đại học:
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp và quyết định kỷ luật công chức, viên chức do mình ban hành;
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính; hành vi hành chính; quyết định kỷ luật công chức, viên chức, người lao động mà người đứng đầu các đơn vị thành viên được phân cấp về quản lý cán bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
b) Thẩm quyền của Viện trưởng trực thuộc Bộ:
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của viên chức do mình quản lý trực tiếp và quyết định kỷ luật viên chức, người lao động do mình ban hành;
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của người đứng đầu các đơn vị thành viên được phân cấp về quản lý cán bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
c) Thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ:
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp; Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật công chức, viên chức, người lao động do mình ban hành;
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước cấp dưới đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
d) Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp khác, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp.
Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 40/2013/TT-BGDĐT.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Xe ô tô nào được phân loại theo mục đích sử dụng từ 01/01/2025?
- Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của công ty cổ phần gồm những giấy tờ gì?
- Phương thức cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới được quy định như thế nào?
- Từ 10/01/2025, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là các giấy tờ nào?