-
Doanh nghiệp
-
Công ty cổ phần
-
Thành lập công ty cổ phần
-
Điều lệ công ty cổ phần
-
Cổ phần
-
Ban kiểm soát công ty cổ phần
-
Giải thể công ty cổ phần
-
Hội đồng quản trị công ty cổ phần
-
Giám đốc công ty cổ phần
-
Vốn của công ty cổ phần
-
Cổ đông
-
Tổng giám đốc công ty cổ phần
-
Trái phiếu công ty cổ phần
-
Cổ phiếu công ty cổ phần
-
Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính công ty cổ phần
-
Đăng ký đổi tên công ty cổ phần
-
Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
-
Đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần
-
Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần chưa niêm yết
-
Thông báo thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần chưa niêm yết
-
Thông báo thay đổi thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
-
Thông báo thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài
-
Công ty cổ phần phá sản
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp
-
Thành lập doanh nghiệp
-
Thành lập công ty
-
Công ty tnhh
-
Doanh nghiệp tư nhân
-
Công ty hợp danh
-
Hợp tác xã
-
Doanh nghiệp nhà nước
-
Hộ kinh doanh
-
Giải thể doanh nghiệp
-
Chi nhánh
-
Văn phòng đại diện
-
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Liên doanh
-
Tổng công ty
-
Phá sản doanh nghiệp
-
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
-
Địa điểm kinh doanh
-
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
-
Sáp nhập công ty
Xác định giá trị thực tế các loại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần
Theo quy định tại Điều 11 Quyết định 22/2015/QĐ-TTg về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ ban hành được quy định như sau:
1. Đối với tài sản là hiện vật
a) Giá trị thực tế của tài sản bằng (=) Nguyên giá tính theo giá thị trường tại thời điểm tổ chức định giá nhân (x) Chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá.
Trong đó:
- Giá thị trường là:
+ Giá tài sản mới cùng loại đang mua, bán trên thị trường bao gồm cả chi phí vận chuyển lắp đặt (nếu có). Nếu là tài sản đặc thù không có trên thị trường thì giá mua tài sản được tính theo giá mua mới của tài sản tương đương, cùng nước sản xuất, có cùng công suất hoặc tính năng tương đương. Trường hợp không có tài sản tương đương thì tính theo giá tài sản ghi trên sổ kế toán.
+ Đơn giá xây dựng cơ bản, suất đầu tư do cơ quan có thẩm quyền quy định tại thời điểm gần nhất với thời điểm định giá đối với tài sản là sản phẩm xây dựng cơ bản. Trường hợp chưa có quy định thì tính theo giá sổ sách, có xét thêm yếu tố trượt giá trong xây dựng cơ bản.
Riêng đối với các công trình mới hoàn thành đầu tư xây dựng trong 03 năm trước khi xác định giá trị thì sử dụng giá trị quyết toán công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp cá biệt, công trình chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng đã đưa vào sử dụng thì tạm tính theo giá ghi trên sổ kế toán.
- Chất lượng của tài sản được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với chất lượng của tài sản cùng loại mua sắm mới hoặc đầu tư xây dựng mới, phù hợp với các quy định của Nhà nước về điều kiện an toàn trong sử dụng, vận hành tài sản; đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất, vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật. Nếu chưa có quy định của Nhà nước thì chất lượng tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải được đánh giá lại không thấp hơn 20% so với chất lượng của tài sản cùng loại mua sắm mới; của nhà xưởng, vật kiến trúc không thấp hơn 30% so với chất lượng của tài sản cùng loại đầu tư xây dựng mới.
b) Tài sản cố định đã khấu hao thu hồi đủ vốn; công cụ lao động, dụng cụ quản lý đã phân bổ hết giá trị vào chi phí kinh doanh nhưng đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi tiếp tục sử dụng thì phải đánh giá lại để tính vào giá trị theo nguyên tắc không thấp hơn 20% giá trị tài sản, công cụ, dụng cụ mua mới.
2. Đối với tài sản bằng tiền mặt, tiền gửi được xác định như sau
a) Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ.
b) Tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản.
3. Các khoản nợ phải thu tính vào giá trị được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán và sau khi đối chiếu xử lý như quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 7 Quyết định này.
4. Các khoản chi phí về đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí dở dang liên quan đến đền bù, giải tỏa, san lấp mặt bằng và giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo thực tế phát sinh hạch toán trên sổ kế toán.
5. Giá trị tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác nhận.
6. Giá trị tài sản vô hình (nếu có) được xác định theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán.
7. Giá trị lợi thế kinh doanh
Các đơn vị sự nghiệp công lập không phải tính giá trị lợi thế kinh doanh (thương hiệu, tiềm năng phát triển) vào giá trị khi thực hiện chuyển đổi.
8. Giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 189/2013/NĐ-CP của Chính phủ và văn bản hướng dẫn có liên quan.
Trên đây là nội dung tư vấn về xác định giá trị thực tế các loại tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 22/2015/QĐ-TTg.
Trân trọng!

- Các điều kiện để công ty đại chúng được mua lại cổ phiếu của chính mình?
- Từ ngày 10/05/2023, việc xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực công thương cần đáp ứng nguyên tắc gì?
- Công ty đầu tư chứng khoán để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải đáp ứng các điều kiện nào?
- Đáp ứng điều kiện nào để được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán?
- Nhà nước có quy định mức trần thù lao môi giới bất động sản hay không?