Các kỹ năng khi tham gia hoạt động thanh tra giáo dục
Các kỹ năng khi tham gia hoạt động thanh tra giáo dục được quy định tại Tiểu mục 1 Mục II Phần D Thông tư 24/2016/TT-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau:
1.1. Lập kế hoạch tiến hành thanh tra
a) Xây dựng dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra; thảo luận, hoàn chỉnh, trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt; phân công nhiệm vụ các thành viên, thống nhất lịch làm việc của đoàn thanh tra.
b) Xây dựng kế hoạch của mỗi thành viên theo nhiệm vụ được phân công và báo cáo trưởng đoàn thanh tra.
1.2. Thu thập, xác minh thông tin, chứng cứ
a) Xây dựng danh mục hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra để yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp.
b) Lập biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu giữa đoàn thanh tra (thành viên) và đối tượng thanh tra.
c) Xem xét, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra.
d) Quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu thu thập theo đúng quy định của pháp luật về thanh tra.
1.3. Đánh giá thông tin, chứng cứ
a) Nghiên cứu, phân tích, đối chiếu, so sánh, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra.
b) Lập biên bản kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra.
c) Xác định rõ nội dung, tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, nguyên nhân dẫn đến vi phạm của đối tượng thanh tra.
1.4. Xây dựng biên bản, báo cáo, kết luận.
a) Lập biên bản làm việc: kết quả làm việc liên quan đến nội dung thanh tra.
b) Dự thảo văn bản kiến nghị xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền những sai phạm được phát hiện.
c) Báo cáo bằng văn bản với trưởng đoàn về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
d) Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra.
1.5. Lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
a) Thẩm quyền lập biên bản, nội dung, mẫu biên bản xử phạt.
b) Nguyên tắc, quy trình, cách thức lập biên bản vi phạm hành chính.
c) Thảo luận một số vụ việc điển hình về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
1.6. Việc thực hiện kết luận thanh tra
a) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân: thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành kết luận thanh tra; thủ trưởng cơ quan ban hành kết luận thanh tra; đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra
- Về nội dung thực hiện;
- Về trình tự thực hiện.
b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra (Thẩm quyền, nội dung, trình tự thực hiện).
1.7. Thảo luận một số tình huống trong hoạt động thanh tra
Trên đây là nội cung câu trả lời về các kỹ năng khi tham gia hoạt động thanh tra giáo dục theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 24/2016/TT-BGDĐT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?