So sánh hưởng lương hưu với nhận bảo hiểm xã hội một lần

Hưởng lương hưu với nhận bảo hiểm xã hội một lần khác nhau như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Thùy, sống tại Hà Nội. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực tài chính. Tôi đang tìm hiểu về vấn đề hưởng lương hưu với nhận bảo hiểm xã hội một lần. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi: Hưởng lương hưu với nhận bảo hiểm xã hội một lần khác nhau như thế nào? Người lao động nên chọn giải pháp nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)     

Theo quy định tại Tài liệu Định hướng nội dung tuyên truyền trọng điểm, đính kèm Công văn 3758/BHXH-TT năm 2017 về tăng cường công tác tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành thì:

Người lao động cần hết sức thận trọng khi cân nhắc để hưởng BHXH một lần. Vì các lý do sau:

Thứ nhất, khi nhận BHXH một lần thì người lao động sẽ mất đi cơ hội được hưởng lương hưu, không có gì đảm bảo cho cuộc sống lúc tuổi già và sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Cần hiểu rằng khoản tiền đóng vào quỹ BHXH là một của để dành quý giá của chính mình, nó không mất đi mà ngược lại vẫn được cơ quan BHXH quản lý và đầu tư tăng trưởng, người lao động hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện với sự hỗ trợ một phần kinh phí từ Nhà nước (theo mức 10, 25, 30% mức đóng tính trên chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn tùy theo đối  tượng). Trong thời gian bảo lưu nếu chẳng may bị chết thì gia đình còn được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở, thân nhân tùy theo điều kiện được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng (tối đa 4 người) đến khi trưởng thành (nếu là con) hoặc hưởng đến khi chết (nếu là vợ, chồng hoặc cha, mẹ đã hết tuổi lao động và không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thấp hơn mức lương cơ sở); trường hợp nhận trợ cấp tuất một lần thì mức trợ cấp được tính như BHXH một lần.

Thứ hai, nhận BHXH một lần là phải chấp nhận sự thiệt thòi rất lớn:

- Với mức 22% tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất thì một năm tổng mức đóng là 2,64 tháng lương; trong khi mức hưởng BHXH một lần cho mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 2 tháng lương. Như vậy, người lao động bị thiệt mất 0,64 tháng lương và quỹ có lợi, nhưng chúng ta không khuyến khích việc nhận BHXH một lần cũng chính vì mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội bền vững cho người dân.

- Nếu so sánh với việc tích lũy thời gian để hưởng lương hưu, thì thiệt thòi là không tính hết được. Người hưởng lương hưu, ngoài lương hưu còn được quỹ chi trả toàn bộ tiền mua thẻ BHYT (bằng 4,5% mức lương hưu); và định kỳ, trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng (trượt giá) nhà nước điều chỉnh tăng lương hưu tương ứng (từ năm 2003 đến nay nhà nước đã điều chỉnh tăng lương hưu 15 lần, với mức tăng từ khoảng 7,5 đến 9,3 lần tùy theo nhóm đối tượng). Khi chết gia đình còn được trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu đủ điều kiện hoặc được hưởng trợ cấp tuất một lần với mức thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu.

Vẫn với các giả định nêu trong ví dụ tại phần so sánh giữa tham gia BHXH và gửi tiết kiệm, nếu nhận BHXH một lần thì mức hưởng như sau:

- Mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014 tính bằng 1,5 tháng lương bình quân. Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2012: 6 năm x 1,5 tháng = 9 tháng.

- Mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi tính bằng 2 tháng lương bình quân. Từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2027: 14 năm x 2 tháng = 28 tháng.

- Tổng số tháng được hưởng là: 9 tháng + 28 tháng = 37 tháng.

Tổng số tiền nhận BHXH một lần:

7.137.500 đồng x 37 tháng = 264.087.500 đồng

* Tổng quyền lợi khi hưởng lương hưu (bao gồm cả tiền mua thẻ BHYT, trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất một lần theo mức thấp nhất là 3 tháng lương hưu):

- Đối với lao động nữ là 2.161.050.000 đồng, nhiều hơn 1.896.962.000 đồng so với nhận BHXH một lần (nhiều hơn 7,18 lần).

- Đối với lao động nam là 1.786.019.000 đồng nhiều hơn 1.521.931.000 đồng so với nhận BHXH một lần (nhiều hơn 5,76 lần).

Như vậy, nếu so với hưởng lương hưu thì nhận BHXH một lần là rất thiệt thòi cho bản thân người nhận.

Trên đây là nội dung tư vấn về so sánh hưởng lương hưu với nhận bảo hiểm xã hội một lần. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Công văn 3758/BHXH-TT năm 2017.

Trân trọng!     

Bảo hiểm xã hội 1 lần
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm xã hội 1 lần
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025 rút bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu? Điều kiện rút bảo hiểm xã hội 1 lần là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần có được truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài muốn rút BHXH 1 lần được không? Thủ tục rút BHXH 1 lần dành cho người nước ngoài như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật rút bảo hiểm xã hội 1 lần 2024 như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục nhận bảo hiểm xã hội một lần năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
BHXH bắt buộc đối với người đi học nước ngoài hưởng 40% lương
Hỏi đáp pháp luật
Đóng bảo hiểm xã hội một lần để hưởng lương hưu?
Hỏi đáp pháp luật
Nghi quyết về chính sách Bảo hiểm xã hội một lần
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm xã hội 1 lần
237 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo hiểm xã hội 1 lần

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội 1 lần

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào