Tham dự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại trong tố tụng hành chính thuộc lĩnh vực hải quan
Tham dự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại trong tố tụng hành chính thuộc lĩnh vực hải quan được quy định tại Khoản 8 Mục 1 Phần II Bản hướng dẫn nội bộ về trình tự, thủ tục tham gia thủ tục hành chính tại Tòa án của cơ quan hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2587/QĐ-TCHQ năm 2017 như sau:
a) Nhà nước khuyến khích việc đối thoại để các bên đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được quy định tại Điều 135 Luật TTHC. Việc đối thoại được tiến hành tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;
b) Tòa án thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp;
c) Tại phiên họp, cơ quan Hải quan cần theo dõi công bố của Thẩm phán về tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, trình bày của bên khởi kiện về phạm vi, yêu cầu khởi kiện và những nội dung khác liên quan đến vụ án; đối chiếu với hồ sơ hiện có của cơ quan Hải quan để kịp thời trình bày với Tòa án ý kiến, đề nghị của mình;
d) Sau khi tiến hành xong việc kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán tiến hành thủ tục đối thoại, phổ biến cho các đương sự biết những quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc đối thoại để các bên tự nguyện thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án.
đ) Khi đối thoại với người khởi kiện, cơ quan Hải quan cần tập trung vào những vấn đề còn mâu thuẫn, chưa thống nhất giữa cơ quan Hải quan và người khởi kiện. Cơ quan Hải quan cần trình bày rõ quan điểm của mình về căn cứ pháp lý và các nội dung liên quan làm cơ sở ra quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính; tập trung lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân, lý do khởi kiện; nghiên cứu kỹ các yêu cầu, nội dung của người khởi kiện về từng vấn đề mà họ nêu ra để tìm cơ sở pháp lý, tài liệu, chứng cứ giải thích rõ những nội dung mà cơ quan Hải quan đã thực hiện, hoặc chỉ ra những sai sót, vấn đề chưa phù hợp từ đó bác bỏ hoặc chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện.
e) Kết quả đối thoại được xử lý như sau:
e.1) Trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện thì Thẩm phán lập biên bản về việc người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện, ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện. Người khởi kiện được quyền khởi kiện lại vụ án nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
e.2) Trường hợp qua đối thoại mà cơ quan Hải quan cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện thì Tòa án lập biên bản về việc cam kết của đương sự. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, cơ quan Hải quan phải gửi cho Tòa án quyết định hành chính mới hoặc thông báo về việc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện phải gửi cho Tòa án văn bản rút đơn khởi kiện. Sau khi nhận được văn bản rút đơn khởi kiện thì Tòa án phải thông báo cho cơ quan Hải quan biết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, nếu cơ quan Hải quan không có ý kiến phản đối thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; trường hợp có căn cứ cho rằng nội dung các bên đã thống nhất và cam kết là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, đạo đức xã hội thì cơ quan Hải quan có quyền kiến nghị với Tòa án để xem xét lại quyết định của Tòa theo thủ tục giám đốc thẩm;
e.3) Trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện không rút đơn khởi kiện, cơ quan Hải quan vẫn giữ nguyên quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vẫn giữ nguyên yêu cầu thì cơ quan Hải quan cần chuẩn bị các nội dung liên quan để tham gia phiên tòa sơ thẩm.
Trên đây là nội dung tư vấn về tham dự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại trong tố tụng hành chính thuộc lĩnh vực hải quan. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2587/QĐ-TCHQ năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?