Trình tự giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng
Trình tự giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành như sau:
a) Tự thương lượng giữa các bên có tranh chấp;
b) Lựa chọn, thỏa thuận và thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định tiến hành kiểm định đánh giá chất lượng bộ phận, hạng mục công trình, công trình xây dựng và đề xuất giải pháp khắc phục.
Các bên có tranh chấp có thể đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp hướng dẫn giải quyết tranh chấp;
c) Khởi kiện và giải quyết tranh chấp thông qua tòa án, thủ tục tiến hành theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, trong quá trình thực hiện các Hợp đồng xây dựng, tranh chấp xảy ra là điều tất yếu và tranh chấp phát sinh bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu các tranh chấp này đã được dự liệu ngay trong hợp đồng thì khi phát sinh các bên sẽ có cơ chế giải quyết, nhưng nếu tranh chấp này chưa được thỏa thuận trong hợp đồng thì sẽ được thực hiện theo các trình tự thủ tục theo quy định nêu trên.
Trên đây là nội dung câu trả lời về trình tự giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 26/2016/TT-BXD.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?