Tội trao đổi trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng theo Bộ Luật hình sự 2015

Tội trao đổi trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng được quy định như thế nào theo Bộ Luật hình sự 2015? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hải Đăng, sống tại Tp.HCM. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tôi có đọc qua Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) và có biết được tội trao đổi trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng theo Bộ Luật hình sự 2015. Nhờ quý cơ quan tư vấn giúp tôi dấu hiệu pháp lý của tội danh này. Hình phạt áp dụng đối với người phạm tội trao đổi trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng theo Bộ Luật hình sự 2015 là gì? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)  

Theo quy định tại Điều 291 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì:

1. Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản;

b) Có tổ chức;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dấu hiệu pháp lý của tội danh này là:

Thứ nhất, khách thể: Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, tài chính ngân hàng.

Thứ hai, chủ thể: Chủ thể của tội danh này là chủ thể thường, là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi luật định.

Thứ ba, mặt khách quan: Thực hiện hành vi trao đổi trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác. Hành vi này biểu hiện rõ ở việc trao đổi, thỏa thuận với nhau về1 các thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác bằng nhiều hình thức, phương tiện khác nhau, người phạm tội chủ yếu dựa vào mạng máy tính, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi. 

Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi nói trên là việc lưu trữ thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng. 

Thứ tư, mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.

Hình phạt áp dụng đối với tội danh này là:

Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (Khoản 2); phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm (Khoản 3). Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung được nêu tại Khoản 4 Điều luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về tội thu thập trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ Luật hình sự 2015.

Trân trọng!

Tài khoản ngân hàng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tài khoản ngân hàng
Hỏi đáp Pháp luật
Mất căn cước có làm tài khoản ngân hàng được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dịch vụ thanh toán nào qua và không qua tài khoản thanh toán của khách hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải có tên tiếng Anh khi hộ kinh doanh mở tài khoản ngân hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ tháng 01/2025, tài khoản ngân hàng chưa xác thực sẽ không thể giao dịch online?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn chi tiết cách mở tài khoản vợ chồng đồng sở hữu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Internet banking là gì? Bao nhiêu tuổi được mở tài khoản Internet Banking?
Hỏi đáp Pháp luật
Nợ thuế bao lâu thì bị phong tỏa tài khoản ngân hàng? Quy trình cưỡng chế tiền nợ thuế thông qua tài khoản ngân hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn liên kết tài khoản ngân hàng qua ứng dụng Etax Mobile để nộp thuế năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người Việt Nam ở nước ngoài có được mở tài khoản thanh toán trong nước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào tài khoản ngân hàng không còn bị phong tỏa? Có được ủy quyền cho người khác nộp, rút tiền mặt đối tài khoản ngân hàng của mình không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tài khoản ngân hàng
220 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào