Con riêng có được thừa kế tài sản của cha?
- Trường hợp thứ nhất, nếu trước khi cha bạn qua đời, cha con bạn đã tìm gặp được nhau và cha bạn thừa nhận bạn đúng là đứa con đẻ ông bị thất lạc từ nhỏ thì không cần phải làm thủ tục nhận cha bạn vẫn được hưởng di sản của ông để lại theo nội dung di chúc. Trong trường hợp này có thể xảy ra một trong hai khả năng:
+ Cha bạn lập di chúc để lại cho bạn một phần tài sản: Bạn sẽ được hưởng một phần tài sản của cha bạn để lại (được ghi trong di chúc).
+ Cha bạn chết mà không để lại di chúc hoặc tuy có lập di chúc nhưng di chúc không hợp pháp: Khi đó, di sản sẽ được phân chia theo pháp luật. Cụ thể:
Khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Theo đó, nếu bạn đã được cha bạn thừa nhận là con đẻ của ông và không có tranh chấp với những người cùng hàng thừa kế với bạn (ở đây là những người con cùng cha khác mẹ với bạn) bạn sẽ được hưởng một phần tài sản của cha bạn để lại (những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần thừa kế bằng nhau).
- Trường hợp thứ hai, theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền nhận cha, mẹ: “Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết”. Do đó, nếu trước khi cha bạn qua đời nhưng chưa kịp thừa nhận bạn đúng là con đẻ ông bị thất lạc từ nhỏ thì bạn cần phải đến UBND cấp xã nơi cư trú của bạn hoặc cha bạn để thực hiện việc đăng ký nhận cha trước khi làm thủ tục hưởng thừa kế.
Thủ tục đăng ký nhận cha
Điều 25 Luật hộ tịch quy định thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:
“1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh, thời hạn được kéo dài thêm không quá 5 ngày làm việc”.
Theo Điều 15 thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015, chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con bao gồm:
“1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt đề án kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm?
- Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
- Để hành nghề luật sư tại Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì?
- Toàn bộ 12 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính được UBTV Quốc hội thông qua 14/11/2024?
- Công vụ là gì? Hoạt động công vụ của cán bộ công chức là gì? Chủ thể thực thi công vụ là ai?