Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý trong hoạt động điều tra hình sự

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy trong hoạt động điều tra hình sự được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Trần Thanh Sang, hiện tại đang là sinh viên. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến các hoạt động điều tra chuyên ngành trong Công an nhân dân. Cho tôi hỏi, trong hoạt động điều tra hình sự Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy được quy định nhiệm vụ quyền hạn ra sao? Tôi có thể tìm hiểu quy định tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật! Xin cảm ơn. Trần Thanh Sang (thanhsang*****@gmail.com)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý trong hoạt động điều tra hình sự trong hoạt động điều tra hình sự được quy định tại Điều 10 Thông tư 28/2014/TT-BCA về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân. Cụ thể là:

1. Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì xây dựng kế hoạch giải quyết báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì sau khi tiếp nhận chuyển ngay cho cơ quan, đơn vị điều tra có thẩm quyền kèm theo các tài liệu có liên quan (nếu có). Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.

Định kỳ hàng tháng, báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an) về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

2. Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, những vụ án liên quan đến nhiều địa phương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại Chương XVIII Bộ luật hình sự năm 1999 nhưng Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xét thấy cần trực tiếp điều tra.

3. Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định vụ án hình sự theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

4. Theo dõi, chỉ đạo giải quyết các chuyên án, vụ án do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh (phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy) xin ý kiến.

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C47) trực thuộc Tổng cục Cảnh sát của Công an nhân dân Việt Nam có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng cục trưởng và Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an hướng dẫn, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy trong cả nước tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý các loại tội phạm về ma túy; trực tiếp điều tra những vụ án về tội phạm ma túy theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an.

Trong quá trình thực hiện, chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định pháp luật, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy phải đảm bảo tuân theo Hiến pháp và pháp luật, đảm báo nhanh chóng, chính xác, khách quan và toàn diện.

Khi có tin tố giác, tin báo về hành vi vi phạm pháp luật hình sự, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự thì phải có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì chuyển cho cơ quan có thẩm quyền trực tiếp giải quyết và thực hiện thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường trong trường hợp cấp bách.

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự và tiến hành điều tra các tội phạm về ma túy, xâm phạm đến quyền quản lý độc quyền của nhà nước về ma túy thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, những vụ án liên quan đến nhiều địa phương hoặc có yếu tố nước ngoài theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an.

Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý trong hoạt động điều tra hình sự trong hoạt động điều tra hình sự. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm quy định tại Thông tư 28/2014/TT-BCA.

Trân trọng!

Tội phạm
Hỏi đáp mới nhất về Tội phạm
Hỏi đáp Pháp luật
Người không quốc tịch có bị trục xuất khi phạm tội không​? Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội bị bắt buộc chữa bệnh chết thì phải giải quyết như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chấp hành xong hình phạt tù được phép vay vốn tối đa bao nhiêu để đào tạo nghề?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân đi tù có được làm căn cước công dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nên làm gì khi gặp kẻ tình nghi bị truy nã? Bắt người bị truy nã có phải là biện pháp ngăn chặn?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có được xuất cảnh không?
Hỏi đáp pháp luật
Phân biệt tội phạm có tổ chức và phạm tội có tổ chức?
Hỏi đáp pháp luật
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Truy nã tội phạm là gì? Ai có thẩm quyền truy nã tội phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội có thể được khoan hồng trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội phạm
Thư Viện Pháp Luật
948 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội phạm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào