Cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu hy sinh trước 31/12/1994
Trình tự cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu hy sinh trước 31/12/1994 được quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư 202/2013/TT-BQP hướng dẫn trình tự thủ tục ưu đãi người có công cách mạng. Cụ thể là:
a) Đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng có trách nhiệm làm đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ kèm theo các giấy tờ quy định tại Khoản 11 Điều 7 Thông tư này, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện);
b) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Cục Chính trị quân khu, mỗi cấp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị;
c) Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có công văn đề nghị kèm theo hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng "Tổ quốc ghi công";
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận Bằng "Tổ quốc ghi công" có trách nhiệm chuyển Bằng "Tổ quốc ghi công" kèm theo hồ sơ liệt sĩ đến Cục Chính trị quân khu để chuyển về Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
d) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận Bằng "Tổ quốc ghi công" và hồ sơ liệt sĩ, có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, đơn vị phối hợp với cơ quan có liên quan và chính quyền địa phương nơi thân nhân liệt sĩ cư trú tổ chức lễ truy điệu và bàn giao hồ sơ liệt sĩ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện chế độ.
Căn cứ quy định trên, thì để được cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với quân nhân công nhân viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu hy sinh trước 31/12/1994 thì người thân hoặc người thờ cúng phải chuẩn bị Giấy báo tử trận có ghi nhận là liệt sĩ, Huân chương, Huy chương; Giấy chứng nhận đeo Huân chương, Huy chương; Bảng vàng danh dự; Bảng gia đình vẻ vang; danh sách liệt sĩ lưu trữ tại các trung đoàn và tương đương trở lên; lịch sử Đảng bộ cấp xã trở lên được các cơ quan Đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản; báo cáo hàng năm từ trước năm 1995 của cấp ủy đảng được lưu giữ tại cơ quan có thẩm quyền của Đảng gửi kèm đơn đề nghị xác nhận liệt sĩ đến Ủy ban nhân dân xã để xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Cục Chính trị quân khu sẽ kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ theo thẩm quyền, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị; Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ báo cáo Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có công văn đề nghị kèm theo hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" (tương đương quyết định xác nhận liệt sĩ).
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trình tự cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm công tác cơ yếu hy sinh trước 31/12/1994. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo quy định tại Thông tư 202/2013/TT-BQP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?