Có phân biệt cháu nội, cháu ngoại khi chia thừa kế không?
Pháp luật hiện hành không có sự phân biệt cháu nội, cháu ngoại, không phân biệt trai, gái trong việc phân chia di sản thừa kế. Tình huống của bạn, Ban biên tập phân tích như sau:
Vì ông nội bạn mất mà không để lại di chúc nên theo Điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì di sản ông nội bạn để lại phải chia theo pháp luật.
Theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì:
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
Theo như bạn trình bày thì cha và hai cô của bạn đều mất trước ông nội, có nghĩa là hàng thừa kế thứ nhất không còn ai nữa. Do đó, bạn và 2 người cháu ngoại khác nằm ở hàng thừa kế thứ hai sẽ được chia thừa kế theo quy định.
Khoản 2 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy, bạn và 2 người cháu ngoại sẽ được chia di sản với phần của mỗi người là ngang nhau, không phân biệt trai, gái, lớn, nhỏ, cháu nội hay cháu ngoại.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc phân biệt cháu nội, cháu ngoại khi chia thừa kế. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thừa kế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?