Tiêu chuẩn cụ thể đối với lĩnh vực đào tạo chuyên ngành đường sắt
Tiêu chuẩn cụ thể đối với lĩnh vực đào tạo chuyên ngành đường sắt được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 38/2010/TT-BGTVT Quy định về tiêu chuẩn chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Cơ sở đào tạo phải có đầy đủ các phòng học chuyên môn và xưởng thực hành được thiết kế theo Quy phạm xây dựng trường học hiện hành và phải có các trang thiết bị, mô hình, đồ dùng học tập cần thiết phục vụ cho từng môn học, cụ thể như sau:
- Phòng học quy trình, quy phạm, quy tắc an toàn giao thông đường sắt: có các thiết bị tin học và phần mềm dạy học, mô hình hệ thống tín hiệu, biển báo, biển hiệu, mốc hiệu, sa bàn và các loại ấn chỉ chạy tàu cần thiết để giảng dạy các tình huống giao thông đường sắt;
- Phòng học cấu tạo phương tiện giao thông đường sắt: có các hình vẽ và vật thực, mô hình, có đầu máy nguội thuộc loại đang lưu hành, có các tổng thành*** như máy, gầm, điện, hãm và các cụm chi tiết khác của phương tiện giao thông đường sắt;
- Phòng học nghiệp vụ vận tải: có các bảng biểu phục vụ giảng dạy về nghiệp vụ vận tải hàng hóa, hành khách, hành lý, bao gửi và vận dụng phương tiện giao thông đường sắt;
- Phòng học kỹ thuật lái tàu: có các thiết bị và đồ dùng dạy học để giảng dạy các động tác, thao tác lái tàu cơ bản, như thiết bị mô phỏng lái tàu hoặc ca bin điện tử, trang bị phương tiện nghe nhìn như băng đĩa, đèn chiếu… phục vụ giảng dạy; có thể thuê hoặc sử dụng các đầu máy loại đang vận dụng tại hiện trường của các doanh nghiệp để tập lái;
- Các phòng học chuyên môn, nghiệp vụ khác của từng ngành nghề (gác ghi, dồn, điều độ…) phải có các thiết bị, dụng cụ học tập tương ứng;
- Xưởng thực hành: có đủ không gian và diện tích theo quy định với các thiết bị, máy móc hiện đang dùng cùng với các đồ nghề cần thiết để phục vụ cho học sinh thực tập các nghề. Đối với nghề lái tàu phải có các tổng thành chi tiết chủ yếu của đầu máy để thực tập bảo dưỡng, sửa chữa.
***Theo đó, Ban biên tập thông tin thêm về tổng thành đến bạn như sau: Tổng thành là động cơ, khung, buồng lái, thân xe hoặc thùng chở hàng hay thiết bị chuyên dùng lắp trên xe (Khoản 3 Điều 3 Thông tư 30/2011/TT-BGTVT)
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tiêu chuẩn cụ thể đối với lĩnh vực đào tạo chuyên ngành đường sắt. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 38/2010/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?