Chăm sóc y tế, hỗ trợ người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường lưu bệnh nhân
Chăm sóc y tế, hỗ trợ người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường lưu bệnh nhân được quy định tại Điều 6 Thông tư 24/2017/TT-BYT quy định quy trình tiếp nhận, chăm sóc y tế và thống kê, báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám, chữa bệnh như sau:
1. Người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình được khám bệnh, chữa bệnh theo quy định chung như đối với mọi người bệnh và theo các quy định sau đây:
a) Thầy thuốc cần thăm hỏi đầy đủ người bệnh về tiền sử bị bạo lực gia đình.
b) Người bệnh phải được khám toàn diện để tránh bỏ sót những tổn thương thể chất, tinh thần, tình dục liên quan đến bạo lực gia đình và bảo đảm những tổn thương thể chất và tinh thần của người bệnh đều được điều trị đúng.
c) Người bệnh được đánh giá đầy đủ theo các dấu hiệu tổn thương về thể chất, tinh thần, tình dục và các dấu hiệu liên quan khác. Trong đó, thầy thuốc cần chú ý đến các triệu chứng có thể nhận biết và các dấu hiệu của bạo lực, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
d) Kết quả thăm khám phải được ghi chép đầy đủ, bảo đảm không bỏ sót bất cứ thông tin cần thiết nào.
e) Trong trường hợp tổn thương của người bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn của cơ sở thì phải chuyển bệnh nhân đến cơ sở khám chữa bệnh theo hướng dẫn của Thông tư số 14/2014/TT-BYT quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
3. Khi phát hiện người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình, thầy thuốc và nhân viên y tế cần phối hợp với phòng công tác xã hội, tổ hoặc nhân viên công tác xã hội của bệnh viện thực hiện tư vấn đối với người bệnh theo quy định tại Điều 8 Chương II của Thông tư này và theo hướng dẫn của Thông tư 43/2015/TT-BYT quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện.
4. Bố trí nơi tạm lánh:
a) Bệnh viện và viện có giường bệnh nội trú tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, bố trí cho người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tạm lánh tại cơ sở trong thời gian không quá 24 giờ theo yêu cầu của nạn nhân. Trường hợp trạm y tế xã có giường lưu có đủ điều kiện bảo đảm an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế thì bố trí nơi tạm lánh không quá 24 giờ hoặc chuyển người bệnh đến các địa điểm tạm lánh, tạm trú trong cộng đồng.
b) Bố trí giường nằm, quần áo, chăn màn cho nạn nhân như người bệnh được điều trị nội trú, lưu theo dõi.
c) Trong thời gian tạm lánh, nếu nạn nhân không có người thân thích hỗ trợ, không thể tự lo ăn uống, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hỗ trợ ăn uống cho nạn nhân theo khả năng và điều kiện thực tế của cơ sở.
d) Thông báo đến cơ quan công an nơi gần nhất để có phương án bảo đảm an toàn, an ninh cho nạn nhân, thầy thuốc và nhân viên y tế.
e) Trường hợp đã hết thời hạn tạm lánh nhưng nạn nhân bạo lực gia đình vẫn cần được hỗ trợ nơi tạm lánh, tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét lựa chọn một trong các trường hợp sau:
- Tiếp tục bố trí cho nạn nhân bạo lực gia đình tạm lánh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Liên hệ, đề nghị các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tiếp nhận và bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân tại cơ sở phù hợp.
Trên đây là quy định về Chăm sóc y tế, hỗ trợ người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường lưu bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 24/2017/TT-BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?