Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong công tác pháp chế nhà nước?
Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 13 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
1. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác pháp chế trong phạm vi cả nước.
2. Trong phạm vi chức năng của mình, Bộ Tư pháp có trách nhiệm:
a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về công tác pháp chế;
b) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền hướng dẫn thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác pháp chế;
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch triển khai công tác pháp chế;
d) Phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác pháp chế;
đ) Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế; định kỳ hàng quý tổ chức sinh hoạt pháp chế;
e) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành kiểm tra công tác pháp chế trong phạm vi ngành lĩnh vực quản lý;
g) Định kỳ hàng năm tổng kết, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả công tác pháp chế;
h) Phối hợp thực hiện công tác pháp chế ở các cơ quan nhà nước, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc thực hiện công tác pháp chế.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập thư ký luật về trách nhiệm của Bộ Tư pháp, để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Nghị định 55/2011/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ từ 05 km/h đến dưới 10 km/h bị trừ mấy điểm bằng lái?
- New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
- Sử dụng điện thoại khi lái xe ô tô phạt đến 6 triệu đồng từ 01/01/2025?
- Lỗi vi phạm giao thông đối với xe máy tăng mức phạt từ năm 2025?
- Nghị định về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng mới nhất?