Trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân đề nghị cấp Giấy phép xây dựng trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt
Trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân đề nghị cấp Giấy phép xây dựng trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt được quy định tại Điều 13 Thông tư 80/2015/TT-BGTVT Quy định về việc cấp Giấy phép liên quan đến hoạt động xây dựng trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Đường sắt;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, gia hạn Giấy phép theo quy định;
c) Chỉ khởi công công trình sau khi có Giấy phép;
d) Thỏa thuận với Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc Tổ chứcquản lý, sử dụng đường sắt chuyên dùng về thời gian phong tỏa phục vụ thi công; làm thủ tục nhận bàn giao mặt bằng thi công trước khi khởi công công trình;
đ) Thực hiện đúng nội dung của Giấy phép được cấp;
e) Bàn giao lại hiện trường và hồ sơ hoàn công cho Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc Tổ chức quản lý, sử dụng đường sắt chuyên dùng sau khi hoàn thành công trình;
g) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình theo quy định của pháp luật;
h) Nộp lệ phí cấp Giấy phép theo quy định hiện hành (nếu có);
i) Chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt trong suốt quá trình thi công; bảo trì trong quá trình khai thác;
k) Có biện pháp gia cố kịp thời bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt khi phát hiện hoặc nhận được tin báo công trình hư hỏng;
l) Tự di chuyển hoặc cải tạo công trình và không đòi bồi thường khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; tự phá dỡ công trình và chịu mọi chi phí phá dỡ khi hết hạn sử dụng (đối với công trình xây dựng tạm);
m) Thống nhất với Doanh nghiệp quản lý, khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt khi thực hiện hoạt động bảo trì công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt đã xây dựng hợp pháp trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
2. Quyền hạn:
a) Yêu cầu cơ quan cấp Giấy phép giải thích, hướng dẫn và thực hiện các quy định cấp Giấy phép;
b) Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp Giấy phép.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân đề nghị cấp Giấy phép xây dựng trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 80/2015/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Hệ thống báo hiệu đường bộ ở Việt Nam gồm những loại nào?
- Năm 2025: Bộ Y tế thanh tra việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức?
- Dụ dỗ người khác gian lận trong hoạt động thể thao bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Truyền thống Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào?