Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng
Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 4 Thông tư 37/2017/TT-BQP hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng như sau:
1. Người lao động quy định tại Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 2 Thông tư này thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức tiền lương theo cấp bậc quân hàm hoặc theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Tiền lương tháng đóng BHXH được tính trên mức lương cơ sở do Chính phủ quy định ở từng giai đoạn.
2. Trường hợp người lao động quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này được cấp có thẩm quyền cử biệt phái sang làm việc tại các cơ quan, tổ chức ngoài Quân đội, cơ yếu hoặc được cử sang làm việc tại các doanh nghiệp, liên doanh của Quân đội, cơ yếu mà vẫn do cơ quan, đơn vị cũ quản lý thì tiền lương tháng đóng BHXH được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp người lao động quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này đang giữ chức vụ lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị trong Quân đội, cơ yếu; đồng thời được bầu cử, bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo ở cơ quan, đơn vị khác (cả trong và ngoài quân đội, cơ yếu) thì được hưởng chế độ phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định của pháp luật về tiền lương. Tiền lương tháng đóng BHXH được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Đối với người lao động quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Thông tư này thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm đóng.
5. Đối với người lao động quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Thông tư này hưởng chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH được quy định như sau:
a) Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và các khoản phụ cấp lương ghi trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cụ thể gồm: mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận hoặc mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán (đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán); và các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự;
b) Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản này và các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc trong mỗi kỳ trả lương theo quy định của pháp luật về lao động;
c) Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động mà hai bên thỏa thuận;
d) Tiền lương tháng đóng BHXH đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu;
e) Tiền lương tháng đóng BHXH đối với người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây được viết là tập đoàn, tổng công ty, công ty) là tiền lương theo chế độ tiền lương của cơ quan, tổ chức đang công tác trước khi được cử làm đại diện phần vốn nhà nước;
Tiền lương tháng đóng BHXH đối với người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty là tiền lương theo chế độ tiền lương do tập đoàn, tổng công ty, công ty quyết định;
g) Trong thời gian người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng BHXH bắt buộc theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc;
h) Tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định ở từng giai đoạn.
6. Trường hợp tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Trên đây là quy định về Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Thông tư 37/2017/TT-BQP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?