Quy định về Hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 30/2017/NĐ-CP quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thì:
Hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
1. Cấp quốc gia: Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.
2. Cấp bộ, ngành: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn.
3. Cấp địa phương: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các cấp (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện, quận trực thuộc tỉnh, thành phố; cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện, quận).
4. Các đơn vị chuyên trách
a) Bộ Quốc phòng:
Cục Cứu hộ - Cứu nạn;
Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường không;
Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường biển;
Trung tâm Quốc gia đào tạo, huấn luyện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc;
Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung;
Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn.
b) Bộ Công an:
Các đơn vị của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
c) Bộ Giao thông vận tải:
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam thuộc Cục Hàng hải Việt Nam và các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực;
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng không trực thuộc Tổng công ty quản lý bay Việt Nam;
Các Trung tâm Hiệp đồng khẩn nguy các Cảng Hàng không Việt Nam.
d) Bộ Công Thương:
Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam/Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam;
Trung tâm Cấp cứu mỏ/Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
5. Các đơn vị kiêm nhiệm
a) Bộ Quốc phòng:
Các Trạm phối hợp tìm kiếm cứu nạn: Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thổ Chu (Kiên Giang), Hòn Khoai (Cà Mau), Song Tử Tây (Khánh Hòa);
Các Trung tâm Ứng phó sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam;
Các Đội tham gia hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai: Đội Cứu sập; Đội khắc phục hậu quả về môi trường; Đội Quân y cứu trợ thảm họa; Đội sử dụng chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn; Đội tàu tìm kiếm cứu nạn trên biển;
Các Tiểu đoàn Công binh tìm kiếm cứu nạn, cứu sập đổ công trình;
Các Đội ứng phó sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân;
Các Đội bay tìm kiếm cứu nạn đường không;
Các Đội thông tin liên lạc cơ động ứng phó thiên tai, thảm họa;
Các đơn vị của các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Binh chủng, Binh đoàn, Học viện, nhà trường và các Tổng cục.
b) Bộ Công an:
Các đơn vị của lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động;
Trung tâm huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.
c) Bộ Y tế:
Trung tâm cấp cứu 115 và khoa cấp cứu của các bệnh viện.
6. Các cơ quan, đơn vị phối hợp, tình nguyện
a) Hội Chữ thập đỏ;
b) Các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức xã hội, tình nguyện.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về Hệ thống tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 30/2017/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Năm 2025: Bộ Y tế thanh tra việc cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức?
- Dụ dỗ người khác gian lận trong hoạt động thể thao bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Truyền thống Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào?
- Biển báo hiệu hình tròn có nền xanh lam có hình vẽ màu trắng là loại biển gì?